Ung thư đang ngày càng trở thành căn bệnh đáng sợ, đe dọa sức khỏe thậm chí tính mạng của tất cả mọi người trên toàn thế giới Theo ước tính và thống kê của Tổ chức y tế thế giới (WHO) thì hàng năm trên toàn cầu có khoảng 9-10 triệu người mới mắc bệnh ung thư.
Tại Việt Nam thống kê cho thấy các ca mắc ung thư ngày càng có xu hướng tăng lên. Từ con số 68.000 ca mắc ung thư năm 2000 đã tăng lên 126.000 năm 2010 và dự kiến sẽ vượt qua 190.000 ca vào 2020. Trung bình mỗi năm có khoảng 150.000 bệnh nhân chết vì ung thư, trong đó 80% bị sụt cân, 30% chết vì suy kiệt trước khi qua đời do khối u.
Đứng trước thực tế này, việc phải tìm ra phương thuốc điều trị ung thư trở thành nhiệm vụ thôi thúc của các nhà khoa học.
Theo Phys.org, Viện Khoa học Nano (Đức) đã tiến hành thí nghiệm lợi dụng khả năng bơi lội của tinh trùng để hỗ trợ tiêu diệt các khối u ẩn nấp sâu. Cụ thể, đội ngũ nhà khoa học ngâm tinh trùng vào dung dịch thuốc rồi phủ lên đó một lớp nanometric sắt. Vào cơ thể, tinh trùng sẽ di chuyển chậm hơn 43% và nhanh chóng giải phóng thuốc khi chạm phải khối u.
Cơ chế hoạt động của tinh trùng mang thuốc. Ảnh: physics.med-ph
Theo nghiên cứu này, tinh trùng sẽ được đưa vào môi trường lỏng (dung dịch thuốc) rồi phủ lên đó một lớp nanometric sắt (mũ). Đồng thời, một nam châm sẽ được gắn vào tinh trùng để điều khiển nó đi đúng hướng tới khối u cần tiêu diệt. Khi tiếp cận được khối u, lớp nanometric sắt sẽ tự động mở ra để nhanh chóng giải phóng thuốc. Nhờ vậy, các nhà khoa học có thể kiểm soát sự di chuyển của tinh trùng bằng từ trường và điều chúng đến khối u. Khi tinh trùng đạt đến mục tiêu, một cơ chế đặc biệt sẽ giúp giải phóng thuốc điều trị.
Nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng, việc này làm cho tinh trùng di chuyển chậm đáng kể, tốc độ giảm tới 43%. Mặc dù vậy, họ cũng chỉ ra rằng cơ chế này có hiệu quả diệt tế bào ung thư và tế bào tinh trùng có thể xâm nhập vào các khối cầu ung thư, giúp diệt các tế bào bên trong.
Các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm ý tưởng của họ bằng cách sử dụng tinh trùng bò, có kích thước tương tự tinh trùng người. Kết quả cho thấy, tuy chiếc “mũ” làm giảm đáng kể tốc độ di chuyển của tinh trùng tới 43%, 15 trong số 22 tế bào tinh trùng mang thuốc được thử nghiệm đã có thể giải phóng thành công loại thuốc mà chúng mang theo.
Theo các nhà nghiên cứu, phương pháp này hiệu quả hơn trong việc tiêu diệt các tế bào ung thư trong vòng 48 giờ đầu tiên so với cách dùng thuốc truyền thống với cùng liều lượng. Tuy nhiên, kết quả này diễn ra trong môi trường phòng thí nghiệm chứ không phải trong cơ thể.
Hiện tại, các nhà nghiên cứu chưa thử nghiệm phương pháp dùng tinh trùng chữa ung thư trên người bởi nguy cơ mang bầu quá rõ ràng. Hơn nữa, không thể xác định điều gì xảy ra nếu lớp nanometric sắt tách khỏi tinh trùng. Tuy vậy, phát hiện này vẫn được đánh giá cao và sẽ tiếp tục được hoàn thiện.
Các nhà nghiên cứu sẽ tiếp tục tiến hành thử nghiệm để phương pháp này được hoàn thiện.