Chủ nhật, 19/01/2025 | 06:09
RSS

Những vật dụng quen thuộc nhà nào cũng có ẩn chứa chất gây ung thư cực nguy hại

Thứ tư, 18/12/2019, 15:16 (GMT+7)

Những đồ dùng quen thuộc và được sử dụng thường xuyên mỗi ngày tưởng chừng vô hại nhưng thực chất lại ẩn chứa các chất gây ung thư gây nguy hại.

Trong căn bếp của mỗi gia đình, có khi cũng có thể tiềm ẩn những nguy cơ gây hại lớn cho sức khỏe Dưới đây là những vật dụng ẩn chứa chất gây ung thư cảnh báo mọi người cần chú ý.
Những vật dụng quen thuộc ẩn chứa chất gây ung thư cực nguy hại
Các chất tẩy rửa cũng có nguy cơ gây ung thư. Ảnh minh họa
 
Thớt gỗ
 
Nếu thớt gỗ không được làm sạch thường xuyên, dư lượng thực phẩm còn sót lại sẽ bị hỏng và trong môi trường ẩm ướt sẽ sinh sản Aspergillus flavus, tạo ra aflatoxin có độc tính cao, có thể gây ung thư. Aflatoxin là một chất cực độc, độc hại gấp 68 lần so với asen và là chất gây ung thư sinh học mạnh nhất mà chúng ta biết, 1 milligram là có thể gây ung thư.
 
Sử dụng chanh và muối: Bạn có thể làm sạch thớt gỗ nhanh chóng bằng cách trộn nước chanh với muối và dùng hỗn hợp đó làm ướt mặt thớt. Sau đó, sử dụng miếng chanh đã vắt chà đều trên bề mặt tấm thớt. Sau đó rửa sạch lại với nước và để nơi khô ráo.
 
Sử dụng baking soda: Baking soda có tác dụng rất tốt trong việc tẩy mốc và làm sáng bóng đồ dùng bằng gỗ. Trộn hỗn hợp baking soda với nước ấm rồi bôi lên bề mặt thớt, sau đó phơi nắng khoảng nửa tiếng, cuối cùng là rửa sạch lại bằng nước.
 
Miếng rửa bát kém chất lượng, bộ đồ ăn nhựa giả sứ
 
Có một số bộ đồ ăn nhựa giả sứ và miếng rửa bát kém chất lượng được bán trên thị trường, trong đó chứa lượng formaldehyd vượt quá tiêu chuẩn một cách nghiêm trọng, gây hại cho cơ thể con người, có thể dẫn đến ung thư. 
 
Formaldehyd từ lâu đã được Tổ chức Y tế thế giới xác định là một chất gây ung thư và gây quái thai. Ngay cả tiếp xúc lâu dài với formaldehyd liều thấp cũng có hại, và tiếp xúc quá nhiều có thể gây ra các bệnh hô hấp mãn tính, rối loạn kinh nguyệt, suy giảm trí nhớ…
 
Vì thế, khi mua các sản phẩm như bộ đồ ăn hoặc miếng rửa bát đĩa không nên lựa chọn những nhãn hàng với giá quá rẻ, và cần xem kỹ các thành phần trong sản phẩm.
 
Giấy bạc
 
Các kim loại nhôm được tìm thấy trong các loại giấy bạc và nó rất có hại cho cơ thể. Vì vậy, khi chúng ta dùng giấy bạc để chế biến thức ăn, nhôm có thể ngấm vào thực phẩm và đi vào cơ thể. Nhôm là một chất độc có thể gây ra các bệnh như bệnh Parkinson's, Alzheimer và các bệnh rối loạn não nghiêm trọng khác.
 
Nên hạn chế dùng chúng để nướng, vì nướng thường ở nhiệt độ cao, lượng nhôm sẽ đi vào thực phẩm chúng ta sử dụng. Không nên dùng chúng để đựng những thực phẩm giàu axit như những loại trái cây có vị chua, những món ăn có giấm vì khi axit trong món ăn phản ứng với chất nhôm trong giấy bạc làm ăn mòn giấy bạc. 
 
Rèm cửa và thảm
 
Cadmium là một phụ phẩm của khói thuốc lá. Nếu ai đó hút thuốc trong nhà, cadmium và các phụ phẩm khác của khói thuốc có thể đọng lại trên các bề mặt mềm như rèm cửa, thảm.
 
Chúng vẫn có thể tồn tại thậm chí ngay cả sau khi mùi khói thuốc đã hoàn toàn biến mất, theo Reader’s Digest. Cách phòng tránh tốt nhất là phải bỏ thuốc lá và không cho bất cứ ai hút thuốc trong nhà, các chuyên gia khuyến cáo.
 
Ghế dựa bằng da
 
Crom là một chất gây ung thư, được phát hiện trong các sản phẩm thuộc da, đồ nội thất bằng gỗ, một số loại thuốc nhuộm, chất tạo màu dùng trong ngành dệt và sản xuất xi măng, theo Reader’s Digest.
 
Nước/sáp làm thơm phòng
 
Nhiều gia đình có phòng hay nhà vệ sinh bí khí luôn chọn giải pháp là mua nước hoặc sáp thơm. Hiện nay chúng được sử dụng rất phổ biến để khử các mùi khó chịu và cứng đầu. Tuy nhiên chúng cũng là một loại hóa chất độc hại vì chứa nhiều độc tố, lâu ngày sẽ tích tụ dần trong cơ thể.
 
Rất nhiều nghiên cứu khoa học đã cho thấy, hít phải chúng quá nhiều sẽ ảnh hưởng xấu đến nội tiết tố, gây hại cho sức khỏe sinh sản và nhất là đối với trẻ em.
 
Các chất tẩy rửa
 
Hầu như tất cả mọi nhà đều mua sẵn vài chất tẩy rửa bề mặt dụng cụ hay áo quần. Một khi đã chứa tính tẩy rửa mạnh thì ắt hẳn, thành phần của chúng luôn có những hóa chất độc hại. Có thể liệt kê một vài chất nguy hiểm như 2-BE (gây ra các vấn đề về sinh sản), amoniac (tổn thương thận), than nhuộm (gây ung thư và tổn thương hệ thần kinh). Theo các chuyên gia, tốt nhất hãy dùng găng tay khi chà rửa và hạn chế việc chạm tay trực tiếp vào chúng.
 
Hộp nhựa kém chất lượng
 
Hộp nhựa thường dùng để đựng thực phẩm và hầu như nhà nào cũng có. Nhưng rất ít người biết chúng chứa các hóa chất như bisphenol A (BPA), polyvinyl clorua (PVC) và phthalates có thể ngấm vào thức ăn.
 
Nhựa và BPA có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe não bộ, tim mạch lẫn các bệnh ung thư. Nếu bạn đựng thức ăn trong hộp nhựa rồi cho vào lò vi sóng, các hóa chất độc hại ấy sẽ phát tán nhanh hơn dưới môi trường nhiệt độ cao. Chúng rất dễ dính vào các loại thực phẩm có tính axit, béo và đồ ăn mặn.
 
Dụng cụ nấu chống dính
 
Dụng cụ nấu chống dính được làm từ một lớp phủ tổng hợp polytetrafluoroetylen, còn được gọi là Teflon. Tuy nhiên nhiều nhà khoa học lo ngại về chất Teflon có thể giải phóng ra những chất khí độc hại khi sử dụng ở nhiệt độ cao gây nguy cơ ung thư và nhiều bệnh nguy hiểm.
Diệu Tâm (T/H)
Theo Đời sống Plus/GĐVN