Trong xã hội hiện đại ngày nay, rất nhiều người mắc các tật, bệnh về mắt khiến thị lực suy giảm. Triệu chứng dễ thấy nhất của các vấn đề về mắt là mắt nhìn bị mờ. Mắt nhìn bị mờ có thể là do phải làm việc với máy tính, điện thoại, ti vi, sách báo quá nhiều, phải tiếp xúc với ánh sáng chói, do bệnh tật,… Khi mắt bị mờ, ngoài việc đi khám mắt thì cần tăng cường ăn thực phẩm bổ mắt hàng ngày.
Phân loại kiểu mờ mắt
Mắt bị cận thị sẽ chỉ nhìn rõ những vật ở gần, khi nhìn xa sẽ bị nhòe mờ. Trái lại, người viễn thị lại nhìn rõ những vật ở rất xa nhưng lại không đọc được sách, báo khi nhìn gần.
Trường hợp thủy tinh thể bị đục, người bệnh có thể vẫn may vá, đọc chữ bình thường nhưng tương tự như viễn thị, không nhìn rõ vật ở xa. Ngoài ra, người bị đục thủy tinh thể sẽ thấy mắt mờ hẳn đi dưới ánh nắng chói, ban đêm đi đường dễ gặp nguy hiểm vì nhìn đèn pha bị lóa. Nhìn màu sắc không chuẩn, nhìn một thành nhiều hình cũng là biểu hiện của chứng đục thủy tinh thể.
Người bị thoái hóa điểm vàng cũng sẽ bị mờ mắt. Đặc biệt, trường hợp này thường nhìn không rõ các vật ở vùng trung tâm. Chẳng hạn, nhìn rõ tay chân của người đối diện nhưng không nhìn rõ khuôn mặt, hình ảnh bị méo mó, nhạt màu, không rõ nét, nhìn một thành hai hoặc nhiều hình.
Ngoài ra, còn có rất nhiều các vấn đề về mắt khác, mỗi bệnh lại ảnh hưởng đến thị lực theo một cách khác nhau. Ngoài khiến mắt nhìn bị mờ, các bệnh về mắt có thể kèm theo triệu chứng đau ngứa, sưng đỏ, chảy nước mắt, khô mắt,…
Ăn gì bổ mắt?
Khi mắt bị mờ đột ngột và kéo dài, cần đến gặp bác sĩ nhãn khoa để nghe tư vấn và nhận điều trị thích hợp. Ngoài ra, dù có gặp phải các bệnh về mắt hay không thì trong thực đơn hàng ngày cũng cần bổ sung các thực phẩm bổ mắt để ‘cửa sổ tâm hồn’ luôn sáng khỏe. Các thực phẩm bổ mắt chứa nhiều:
Vitamin A: Có nhiều trong cá biển, gan động vật, rau ngót, rau bina, khoai lang, ớt, gấc, cà rốt, bơ sữa, trứng, đu đủ, lươn,…
Omega 3: Có nhiều trong cá và mỡ cá, các loại hạt và chiết xuất dầu của chúng như óc chó, hạt lanh, ô liu,…
Vitamin B: Có nhiều trong rau họ cải, rau cần, rau muống, thịt, nội tạng động vật như tim, gan, lá lách, thận,…