Tết đến xuân về, nhà nhà đều trang trí nhà cửa, sắm Tết và cầu mong những xui rủi của năm cũ qua đi để chào đón may mắn phước lành của năm mới.
Ngoài việc kiêng kỵ những điều mà dân gian truyền tụng để đón chào may mắn trong năm mới, theo các chuyên gia phong thuỷ và quan niệm của người xưa từng vùng miền, chẳng phải món ăn nào cũng có thể tùy tiện chế biến và thưởng thức, kẻo lại rước họa nguyên năm.
Trong quan niệm dân gian, người dân ba miền Bắc – Trung – Nam đều nhất mực kiêng kị thịt chó và mực vào những ngày đầu năm mới vì sợ đen đủi, xui xẻo cả năm. Vì vịt kêu quạc quạc cũng trở thành món ăn được cho là không mang tới điềm lành, vì lo sợ tai tiếng thị phi.
Người dân miền Nam cũng theo đó kiêng kị thêm thịt tôm vì sợ… giật lùi như tôm, sự nghiệp công danh bị cản bước. Cua cũng cho vào danh sách đen vì chẳng muốn con cái cả năm ngang bướng.
Tết Nguyên Đán là ngày lễ lớn của người Việt Nam
Bên cạnh đó nhiều người cũng kiêng với cam (cam chịu) hay lê (lê lết).
Người dân Tây Bắc kiêng kị thịt chó vào ngày đầu năm, thậm chí là vào tất cả những ngày đầu tiên của tháng.
Điều này xuất phát từ việc chó là là người bạn trung thành của nhiều gia đình, đồng thời là con vật giữ của trong năm cho mọi gia đình nên cần được bảo vệ nâng lưu.
Riêng với dân tộc Tày, Nùng, từ 28 Tết đến hết Mùng 3 không hề có chuyện cãi vã to tiếng. Trẻ con hư hỏng cũng chỉ nhắc nhở nhẹ nhàng vì sợ không khí xào xáo trong suốt năm.
Riêng việc ăn cũng phải từ tốn, không bỗ bã, số lượng vừa phải. Tối kị nhất là khách đến nhà chơi mà từ chối lời mời dùng cơm của gia chủ. Không ăn nhiều thì ăn ít, bởi lời từ chối lúc này có thể khiến cuộc sống của gia đình chẳng thể trơn tru suôn sẻ trong 364 ngày còn lại.