Chủ nhật, 19/01/2025 | 09:18
RSS

Ngất lịm khi hàng chục nghìn con trăn, rắn lầm lì chui lên từ bên dưới... bồn cầu gia đình

Thứ sáu, 01/12/2017, 14:55 (GMT+7)

Mỗi năm, người dân Thái Lan "đón nhận" khoảng 31.801 con trăn, rắn chui lên từ bên dưới... bồn cầu và tấn công.

Nhiều người dân tại Thái Lan bị ám ảnh rắn chui lên từ bồn cầu tới mức không dám đi vệ sinh một mình, thậm chí còn “mất ăn mất ngủ” sau khi những loài vật kinh dị như rắn và trăn dài tới gần 2,5m thường xuyên chui lên.

Toàn bộ thủ đô Bangkok đều phát triển trên vùng đồng bằng châu thổ sông Chao Phraya, nơi từng là thiên đường của những loài bò sát nguy hiểm. Thậm chí, khu Sân bay quốc tế Suvarnabhumi của Thái Lan cũng được xây dựng trên đầm lầy Nong Ngu Hao, hay Đầm Hổ mang.

Đại diện Sở Phòng cháy chữa cháy và Cứu hộ địa phương cho biết: "Chúng tôi luôn bận rộn với công việc bắt rắn ‘đi lạc’ vào nhà dân. Họ luôn gọi điện tới đường dây nóng với tâm trạng hoảng loạn và như muốn ngất xỉu ngay lúc đó, đôi khi còn quên đọc cả địa chỉ vì quá sợ hãi".

 rắn chui lên từ bồn cầu
Bắt rắn chui lên từ bồn cầu gia đình. Ảnh: Internet

Tính tới ngày 27/11 vừa qua, Sở Phòng cháy chữa cháy và Cứu hộ thủ đô Bangkok đã nhận được 31.801 cuộc gọi cầu cứu có liên quan tới vấn đề "bò sát xâm lược" – cao gấp ba lần con số 10.492 được ghi lại vào năm 2012.

Đơn vị này nhấn mạnh: "Có những ngày, chúng tôi phải tiếp nhận 173 cuộc gọi nhờ loại bỏ rắn độc từ người dân, trong khi cũng chỉ có khoảng năm vụ hỏa hoạn xảy ra mỗi ngày thôi đấy. 

Con số trên vẫn chưa bao gồm hàng ngàn trường hợp do họ trực tiếp xử lý, hoặc bị các lực lượng cứu hộ giải quyết ngay tại chỗ".

Vì sao những chú rắn, trăn này lại có sở thích chui vào bồn cầu toilet? Phải chăng chỉ vì "chúng thích thì ghé thăm" thôi? Nhưng tất cả đều có lý do của nó đấy!

Cần nhấn mạnh rằng, mỗi loài rắn có tập quán sinh hoạt cũng như nơi trú ẩn riêng nhưng đa số rắn thường tập trung sống ở các vùng rừng, núi, vì ở đó yếu tố môi trường thuận lợi, đặc biệt là ít bị tác động bởi con người.

 rắn chui lên từ bồn cầu
Việc rắn chui lên từ bồn cầu rất phổ biến ở Bangkok, Thái Lan. Ảnh: Internet

Tuy nhiên, do biến đổi khí hậu, sự tàn phá của con người nên rắn ngày càng thiếu hụt môi trường sống, nguồn thức ăn cũng trở nên khan hiếm hơn. Do đó, chúng thường len lỏi tới khu vực nhà dân để kiếm tìm thức ăn.

Tại sao đường ống bồn cầu lại là nơi "khoái khẩu" của rắn? Bởi hệ thống ống cống này là nơi mà chuột hay tìm đến để tìm thức ăn thừa, bổ sung chất dinh dưỡng. Thế nên rắn ta cứ mò vào đây để tìm mồi thôi. 

Được biết, nếu đi từ dưới ống thoát nước của bồn cầu lên, chúng sẽ bơi uốn mình theo chiều ngang, còn khi ở trên cạn, rắn sẽ phối hợp cử động của cơ bụng, cùng hàng trăm đôi xương sườn để uốn lượn từng đoạn thân. 

Với khả năng uốn lượn, "bám dính" ở nhiều địa hình khác nhau, chúng dễ dàng khiến con người khiếp sợ khi bất thình lình xuất hiện ở toilet nhà mình.

Hạnh Chi (T/h)
Theo Đời sống Plus/GĐVN