Thường thì ngâm vào nước càng sớm, nhiệt độ nước càng thấp (không được thấp dưới 5 độ C để tránh tổn thương do giá rét), thì hiệu quả càng tốt. Nhưng nếu vết thương đã bị phồng rộp hoặc trợt da thì không được ngâm vào nước nếu không dễ bị nhiễm trùng.
- Với những vết bỏng do lửa, bạn có thể dùng nước muối nhạt lau tránh bị viêm, nhiễm trùng.
- Khi bỏng, dùng xì dầu hoặc mật ong, mỡ lợn, mỡ chó, nước gừng tươi bôi lên vết bỏng cũng có tác dụng tốt.
- Dùng lòng trắng trứng gà, mật ong chín trộn với nhau bôi vào vết bỏng có tác dụng chống viêm nhiễm và giảm đau.
- Lấy vài lát lê đắp vào chỗ bị bỏng, sẽ có tác dụng giảm đau và cầm không cho dịch chảy ra.
- Khi trẻ em bị bỏng, ta dùng 25g đậu đen cho đun nước lên lấy nước đặc, bôi vào vết bỏng, tác dụng rất tốt.
- Đối với những vết bỏng nhẹ, bạn có thể lấy bã chè khô sấy hơi vàng, giã nhỏ, trộn với một ít dầu hạt cải thành dạng hồ, bôi lên vết thương.
- Khi bị bỏng ở chân hoặc tay, lập tức lấy chậu hoặc thùng nhỏ đổ rượu vào, ngâm chìm vết bỏng vào đó, sẽ có tác dụng giảm đau, chống tấy, chống phồng rộp.
Nếu ngâm 1 - 2 tiếng chỗ da bị bỏng có thể tự hồi phục lại trạng thái ban đầu. Nếu vết thương ở những nơi khác không ngâm được, bạn có thể lấy bông y tế chấm ngập vào rượu trắng, ấp vào vết thương, đồng thời liên tục đổ rượu vào bông cho ướt (không được để bông khô). Vài tiếng sau, sẽ thấy đỡ nhiều.
- Khi bị bỏng mỡ hoặc nước sôi, có thể dùng dầu gió hoặc dầu thực vật (nhưng không dùng dầu vừng) bôi nhẹ lên vết thương, với những vết thương chưa trợt, chỉ khoảng 5 phút sẽ đỡ đau.