Thứ năm, 02/05/2024 | 09:17
RSS

Mệt mỏi khó thở là bệnh gì? Nguyên nhân và cách xử lý

Thứ sáu, 15/12/2023, 14:34 (GMT+7)

Người có biểu hiện mệt mỏi khó thở diễn ra thường xuyên cảnh báo nhiều vấn đề tiêu cực liên quan đến sức khỏe. Vây nhân tố nào gây ra cảm giác uể oải, thở khó khăn đối với người bệnh? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến khách hàng những thông tin hữu ích về vấn đề trên nhé!

I - Các triệu chứng của bệnh mệt mỏi khó thở

Mệt mỏi là trạng thái cơ thể uể oải, thiếu năng lượng, cảm giác như không còn sức để làm việc hay hoạt động. Khó thở là hiện tượng hơi thở ngắn, thở khó khăn, cảm giác như lồng ngực đang bóp hẹp lại. Các triệu chứng đi kèm với cảm giác mệt mỏi khó thở có thể là:

  • Chóng mặt, đau đầu.
  • Thở gấp, thở nông, đôi khi phải thở bằng miệng.
  • Chán ăn, không có hứng thú với các món ăn đã từng yêu thích trước đó.
  • Khó tiến vào giấc ngủ, ngủ không sâu, hay tỉnh giấc giữa đêm.
  • Lo lắng, tâm trạng bất an kéo dài.
  • Đuối sức, hoạt động nhẹ cũng thấy người mệt.

triệu chứng khó thở và mệt mỏi

Các biểu hiện đi kèm với cảm giác người uể oải, thở khó khăn

II - Nguyên nhân dẫn đến chứng mệt mỏi khó thở

Biểu hiện mệt khó thở gây cản trở đến sức khỏe cuộc sống của người bệnh nên cần cải thiện nhanh chóng. Để xua tan cảm giác này thì người bệnh cần tìm ra nguyên căn khởi phát để có hướng chữa trị phù hợp nhất.

1. Thường xuyên mệt mỏi khó thở do rối loạn lo âu

Rối loạn lo âu là trạng thái tâm lý bất an, suy nghĩ về điều tiêu cực kèm cảm giác lo lắng tột độ với mọi thứ diễn ra xung quanh ngay cả chuyện nhỏ nhặt. Điều này được chẩn đoán là bệnh liên quan đến tâm lý làm cản trở đến sinh hoạt, đời sống tinh thần mọi người.

Triệu chứng của bệnh thường là: Người bồn chồn, lo lắng, hoang mang như “ngồi trên đống lửa”, đau nhức mỏi, mệt mỏi, giảm sự tập trung, rối loạn giấc ngủ.

Đặc biệt khi người bệnh thay đổi cảm xúc có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động hệ thần kinh, làm rối loạn hô hấp, khiến cho bản thân cảm thấy khó thở, đau tức ngực, thiếu không khí để hô hấp.

2. Mệt khó thở do vận động quá sức

Cảm thấy khó thở mệt mỏi là triệu chứng hay gặp khi bạn vận động hoặc lao động quá sức. Khi cơ thể hoạt động sẽ sản sinh ra lượng lớn axit lactic và carbon làm cản trở quá trình hô hấp khiến mọi người rơi vào cảm giác uể oải, thở khó khăn.

Các đối tượng ở độ tuổi trung niên và lớn tuổi thì quá trình vận chuyển oxy, dưỡng chất đến tế bào, cơ quan ngày càng kém hiệu quả. Vì vậy, người trung niên, người cao tuổi dù vận động không nặng thì vẫn cảm thấy mệt mỏi, khó thở.

Bên cạnh đó, khi càng lớn tuổi thì cử động của khung xương sườn bị hạn chế, làm cho hô hấp sẽ khó khăn hơn nhiều khi vận động.

mệt khó thở là bệnh gì

Mệt khó thở do người bệnh vừa trải qua vận động quá sức

3. Mắc các bệnh về tim mạch

Các trường hợp có tiền sử nhồi máu cơ tim, suy tim, hẹp mạch vành tim… lthì hoạt động vận chuyển máu giảm sút gây ra cảm giác mệt mỏi khó thở.

Lúc này lượng máu vận chuyển tới nhiều bộ phận trong cơ thể giảm dẫn đến trạng thái thiêu oxy và dưỡng chất. Đồng thời cơ quan hô hấp cũng phải “gồng mình” lên để trao đổi khí khiến người bệnh cảm thấy thở ngắn, thở khó khăn.

4. Bị khó thở mệt mỏi do viêm phổi

Viêm phổi là bệnh nhiễm trùng dưới tác động từ vi khuẩn, virus hoặc nấm làm nhiễu loạn hoạt động trao đổi khí tại phổi dẫn đến khó thở hoặc suy hô hấp.

Không chỉ có vậy, khi mắc bệnh viêm phổi thì sức khỏe tổng thể của người bệnh cũng bị giảm sút. Điều này làm cho người bệnh dễ bị mệt mỏi, không có năng lượng để thực hiện cho các hoạt động xung quanh.

5. Hen suyễn gây mệt mỏi khó thở về chiều

Hen suyễn là bệnh rối loạn hoạt động hô hấp, đặc trưng bởi các cơn co thắt phế quản làm chít hẹp đường thở, khiến cho người bệnh rất khó thở. Từ đó làm giảm lượng oxy đến não bộ cùng hệ thống cơ quan khác khiến sức khỏe toàn thân giảm sút, thiếu sức sống.

Không chỉ có vậy, người bệnh khi lên cơn hen suyễn thường có thêm các biểu hiện như: Ho nhiều, đau nặng vùng ngực, thở khò khè… Các triệu chứng này có thể xuất hiện vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày nhưng có nguy cơ xảy ra nhiều nhất là về chiều tối.

nguyên nhân gây mệt mỏi khó thở

Người mệt, khó thở có thể liên quan đến bệnh hen suyễn

6. Bị chứng bệnh thiếu máu

Máu có vai trò then chốt quyết định sức khỏe, thể chất và chi phối hoạt động của hệ thống cơ quan trong cơ thể con người. Máu thực hiện nhiệm vụ vận chuyển oxy, điều phối các dưỡng chất đi nuôi tế bào cùng nhiều bộ phận khác.

Người bị thiếu máu đồng nghĩa với việc thiếu hụt chất dinh dưỡng, oxy trong cơ thể. Việc này là “thủ phạm” khiến cho người bệnh thường xuyên mệt mỏi khó thở. Ngoài ra, bệnh nhân thiếu máu có biểu hiện da dẻ xanh xao, hay bị đau đầu, tê bì chân tay, mất ngủ hoặc thiếu ngủ.

7. Bị bệnh đường tiêu hóa

Một số bệnh lý về tiêu hóa cũng gây tác động xấu đến quá trình hô hấp khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi khó thở như trào ngược dạ dày thực quản. Theo các chuyên gia, người bệnh trào ngược dạ dày thực quản có lượng axit dịch vị sản sinh nhiều.

Từ đó làm cho cơ thực quản bị giãn mở rộng, chèn ép làm hẹp đường thở và khiến cho người bệnh cảm thấy khó thở. Không chỉ có vậy, axit bị trào ngược lên hầu họng có thể đi vào khí quản gây viêm và cản trở hô hấp dẫn đến khó thở.

Không chỉ có vậy, trào ngược dạ dày tác động tiêu cực đến cơ quan tiêu hóa và hệ thống cơ quan khác. Việc này tiếp diễn thời gian dài sẽ làm cản trở việc hấp thu dinh dưỡng gây ra chứng chán ăn khiến cơ thể mệt mỏi.

mệt mỏi khó thở thường xuyên

Mắc chứng trào ngược dạ dày thực quản khiến việc hô hấp khó khăn

8. Tràn dịch màng phổi

Tràn dịch màng phổi có các biểu hiện cơ bản như dịch tích tụ nhiều trong màng phổigây áp lực ở khoang màng phổi khiến hô hấp khó khăn. Kể cả khi nghỉ ngơi, lúc nằm thì người bệnh vẫn thấy khó thở ho nhiều, đau tức ngực, người mệt mỏi.

9. ung thư phổi

Ung thư phổi cũng là nguyên nhân gây ra trạng thái thường xuyên mệt mỏi khó thở. Đặc điểm của bệnh lý này đó là các khối u ác tính có thể tăng sinh, xâm lấn hoặc chèn ép đến các nhu mô phổi, ức chế hoạt động của phổi và làm cho người bệnh khó thở.

Khi ung thư phổi bước vào giai đoạn tiến triển (giai đoạn 3, giai đoạn 4), khối u phổi có thể di căn đến nhiều nơi trong cơ thể gây suy kiệt sức khỏe, làm mất chức năng của nhiều bộ phận. Lúc này thể trạng của người bệnh yếu mệt, thậm chí không ăn uống được gì, sức đề kháng suy giảm nghiêm trọng hoặc thậm chí đe dọa tới tính mạng.

10. Khó thở mệt mỏi do hậu covid

Khó thở mệt mỏi là biến chứng phổ biến ở những người đã điều trị khỏi Covid-19. Do virus Covid-19 sau khi xâm nhập vào đường hô hấp không được điều trị nhanh sẽ di chuyển đến phổi khiến chức năng hô hấp của phổi bị tác động lớn.

Kể cả khi đã khỏi Covid (hậu Covid) thì người bệnh cũng cảm thấy khó thở, khi vận động dù nhẹ hoặc nặng đều thấy hụt hơi. Không chỉ có vậy, người bệnh còn phải đối mặt với tình trạng rối loạn nhịp tim, đau thắt ngực, không đưa giọng lên cao được…

mệt mỏi khó thở là triệu chứng của bệnh gì

Các đối tượng sau khi mắc covid có biểu hiện hụt hơi, thở kém

III - Người thường xuyên bị mệt mỏi khó thở có nguy hiểm không?

Mệt khó thở thường gặp trong thời gian dài sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe hoặc đe dọa tới tính mạng người bệnh.

Trong trường hợp nghiêm trọng, người bệnh uể oải khó thở đi kèm với những biểu hiện như dưới đây thì cần đi khám ngay để chữa trị kịp thời:

  • Khó thở khi gắng sức: Khi người bệnh vận động nặng hoặc làm công việc nặng mà cảm thấy rất khó thở thì cần đi khám ngay, mặc dù trước đó họ không thấy có triệu chứng này.
  • Khó thở đột ngột, nghiêm trọng về đêm: Có thể gặp ở những người đã đi ngủ được một vài giờ, thì phải tỉnh giấc vì khó thở, người toát mồ hôi, không nói được hoặc nói ú ớ.
  • Ngày càng khó thở nặng hơn, khó khăn trong sinh hoạt, làm việc hoặc vận động hàng ngày.
  • Sốt cao, giảm cân đột ngột, ngất xỉu, đau tức ngực, ho nhiều…

IV - Mệt mỏi khó thở phải làm sao để hồi phục

Dựa trên căn nguyên gây nên chứng mệt khó thở thì người bệnh sẽ có hướng điều trị tương ứng. Nếu người uể oải, khó thở do vận động quá sức thì cần phải tăng cường sức khỏe tổng thể, nâng cao thể trạng để tăng số lượng hồng cầu nhằm cải thiện hô hấp.

Ngoài ra, người bệnh có thể tiến hành các biện pháp cải thiện sức khỏe khác  như:

  • Sử dụng phong phú các nguồn nguyên liệu để gia tăng đầy đủ các dưỡng chất quan trọng cho cơ thể.
  • Ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya để nâng cao sức đề kháng, hạn chế nguy cơ biến chứng do bệnh lý gây ra.
  • Vệ sinh sạch sẽ đường mũi họng: Khi bị khó thở, người mệt mỏi thì sẽ làm tăng cao nguy cơ vi khuẩn và các mầm bệnh xâm nhập, gây bệnh tại đường thở. Từ đó làm cho triệu chứng khó thở ngày càng diễn biến nặng nề hơn. Vì vậy, người bệnh nên thường xuyên vệ sinh, làm sạch đường mũi họng để phòng ngừa biến chứng nhé.
  • Ngồi thả lỏng, người hơi đưa về phía trên: Đây là tư thế giúp thư giãn toàn thân, làm tinh thần bớt căng thẳng mệt mỏi để người bệnh dễ thở.
  • Thở sâu: Biện pháp này giúp bạn cải thiện tình trạng mệt mỏi khó thở thường xuyên nhanh chóng, hiệu quả.
  • Uống cà phê: Caffeine có trong cà phê có thể giúp bạn vượt qua khó thở, phục hồi chức năng hô hấp cho người bệnh. Tuy nhiên, bạn không nên uống cà phê nhiều quá mức vì có thể gây kích thích hệ thần kinh trung ương, làm gia tăng mệt mỏi nhiều hơn.
  • Uống trà gừng: Gừng có tác dụng giữ ấm đường thở, kháng khuẩn, hạn chế viêm và tổn thương khác trong đường thở và giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Bạn có thể uống trà gừng để không còn lo lắng bị uể oải khó thở.

Nếu mệt khó thở là do bệnh lý thì trước hết cần phải chữa bệnh lý, người bệnh cần được xác định chính xác nguyên nhân gây ra bệnh và thực hiện biện pháp điều trị phù hợp. Ví dụ như khó thở là do bệnh thiếu máu thì người bệnh cần phải tăng cường bổ sung thực phẩm hoặc viên uống chứa sắt theo chỉ định của bác sĩ.

Nếu mệt khó thở là do bệnh trào ngược dạ dày gây ra thì người bệnh cần phải uống thuốc chữa bệnh kết hợp với các biện pháp ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để sớm đẩy lùi bệnh.

Mệt khó thở phải làm sao

Mệt khó thở cần đa dạng nhóm dưỡng chất để bổ sung cho cơ thể

Như vậy có thể thấy được rằng triệu chứng mệt mỏi khó thở không chỉ là trạng thái thông thường mà còn là dấu hiệu của nhiều bệnh lý. Vì vậy cần hiểu rõ nguyên nhân gây ra chứng mệt khó thở để thực hiện các giải pháp điều trị an toàn, hiệu quả. 

DS. Gia Linh
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại