Thứ tư, 08/05/2024 | 23:43
RSS

Mẹ bị sốt có cho con bú được không & cách hạ sốt cho mẹ nhanh

Thứ sáu, 08/12/2023, 12:16 (GMT+7)

Mẹ bị sốt có cho con bú được không là băn khoăn của nhiều mẹ bỉm khi đang chăm sóc con nhỏ. Đa số các mẹ lo lắng rằng cho con bú trong thời gian bản thân bị ốm có thể lây bệnh sang con. Để giúp các mẹ xua tan đi sự lo lắng, chúng tôi sẽ giải thích thật kỹ vấn đề này trong bài viết dưới đây và hướng dẫn mẹ cách hạ sốt.

I - Mẹ sau sinh bị sốt có nên cho con bú không?

Vấn đề mẹ bị sốt có cho con bú được không nhận được bàn luận sôi nổi khi có 2 luồng ý kiến đưa ra.

Mẹ bị sốt hoặc mắc cảm cúm, cảm lạnh vẫn nên cho con bú bình thường khi đáp ứng các tiêu chí an toàn. Khi mẹ bị ốm sốt thì cơ thể sẽ sản xuất ra kháng thể và chúng được truyền sang cho con qua sữa mẹ để bé phòng ngừa được nguy cơ lây bệnh.

Cách tạo dựng miễn dịch của bé từ việc đưa các kháng thể từ cơ thể mẹ sang con. Nếu cách ly bé đến khi mẹ khỏi bệnh không phải là lựa chọn tốt nhất.Cho trẻ bú bằng sữa mẹ sẽ tăng dưỡng chất và hạn chế vi khuẩn tấn công vào cơ thể bé.

Ngược lại, theo mẫu số nghiên cứu nhỏ thì nguy cơ lây nhiễm bệnh sốt qua sữa mẹ có thể xảy ra. Để quá trình nhiễm bệnh của con qua đường sữa là 0% thì không nên cho bé bú mẹ trong thời điểm này.

Tuy nhiên theo bác sĩ Đoàn Thị Mai thì việc dừng hay tiếp tục cho con bú sẽ cần dựa vào lý do gây ra sốt ở cơ thể mẹ. Nếu mẹ bị ho sốt, cảm lạnh, cảm cúm, bệnh đường hô hấp... thì sẽ không truyền cho con qua đường sữa mẹ. Cơ chế truyền nhiễm chỉ xuất hiện khi mẹ ho, hắt hơi lúc cho con bú.

Vì vậy khi bị ốm sốt mẹ cho con bú cần tuân thủ nghiêm các hướng dẫn an toàn để khả năng lây nhiễm sang bé thấp. Từ đó bảo vệ cơ thể con trước vi khuẩn đồng thời gia tăng nhiều dưỡng chất quan trọng cho cơ thể.

mẹ bị sốt có cho con bú được không

II - Mẹ đang cho con bú bị sốt phải làm sao để tránh lây bệnh?

Mẹ bị sốt có cho con bú được không thì câu trả lời chính là hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên khi cho bé bú mẹ cần chấp hàng các phương pháp bảo vệ để con không lây bệnh khi mẹ hắt hơi, ho. Vì vậy mẹ cần chú ý đến các vấn đề dưới đây:

  • Thường xuyên vệ sinh tay thật sạch sẽ: Vi khuẩn từ tay của mẹ sẽ dễ dàng lây nhiễm sang em bé bất kỳ lúc nào đặc biệt khi cho con bú nếu tay của mẹ không được rửa sạch sẽ. Vì vậy, trước khi cho con bú hoặc chạm tay mẹ vào người em bé thì bạn nên thực hiện thao tác diệt khuẩn ở tay bằng xà bông.
  • Khử trùng bề mặt đồ vật: Đừng quên làm sạch bề mặt đồ vật mà em bé hay tiếp xúc để hạn chế nhiễm bệnh từ mẹ. Bởi đồ vật tồn tại lượng lớn vi khuẩn hoặc virus từ dịch tiết cơ thể mẹ bám vào. Do vậy, hãy làm tiến hành dọn dẹp bề mặt đồ vật mà em bé hay dùng nhé.
  • Không thơm hoặc hôn em bé: Khi mẹ đang sốt, hoặc cảm cúm thì đừng nên thơm hay hôn em bé. Vì mầm bệnh có thể truyền sang em bé khi mẹ thực hiện động tác này. Mẹ nên dặn cả người thân và mọi người xung quanh không nên thơm hay hôn em bé.
  • Uống nhiều nước: Để dễ dàng loai bỏ vi khuẩn, virus hay những loại mầm bệnh nhanh ra khỏi cơ thể thì mẹ cần phải bổ sung đầy đủ nước. Mỗi ngày mẹ nên uống khoảng 1.5 đến 2 lít nước để giúp giúp tăng cường đào thải mầm bệnh qua đường nước tiểu hoặc qua việc đại tiện.
  • Không ho hoặc hắt hơi vào người của em bé: Có thể sẽ có những lúc mẹ vô tình ho hoặc hắt hơi gần bé, và điều này có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh cho em bé. Vì vậy, mẹ nên giữ một khoảng cách nhất định để phòng ngừa nguy cơ nhiễm bệnh nhé.

mẹ bị sốt cho con bú nên chú ý gì

III - Các trường hợp mẹ bị sốt không được cho con bú

Mẹ bị sốt có nên cho con bú để phát động hình thành chức năng miễn dịch cho cơ thể bé. Tuy nhiên việc quyết định mẹ bị sốt có cho con bú được không còn dựa vào căn bệnh mẹ mắc. Dưới đây là một số tình trạng mẹ nên tránh cho con bú kẻo nguy hại đến sức khỏe bé:

Mẹ bị sốt do virus hoặc nhiễm khuẩn nặng

Các tác nhân gây bệnh (virus hoặc vi khuẩn) trong trường hợp này xâm nhập vào sữa và gây tổn hại tới sức khỏe của trẻ nhỏ. Chẳng hạn như có thể làm cho bé bị sốt, ho, đau họng, sổ mũi…

Do vậy, nếu mẹ đang gặp phải tình trạng sốt liên quan tới virus hoặc nhiễm khuẩn nặng thì không nên cho bé bú. Trong thời gian này mẹ có thể cho bé uống sữa công thức để gia tăng kịp thời dưỡng chất cần thiết cho em bé.

Mẹ sốt do ngộ độc thực phẩm

Những hóa chất độc hại có trong thực phẩm mà mẹ ăn vào có thể chuyển hóa vào dòng sữa. Khi mẹ cho con bú sữa sẽ gây nguy hiểm cho cơ thể của trẻ nhỏ.

Thậm chí, nếu em bé bú sữa mẹ với một lượng lớn thì rất có thể bị ngộ độc tương tự hoặc nghiêm trọng hơn mẹ. Chính vì vậy, mẹ cần cảnh giác và không nên cho con bú khi bản thân được chẩn đoán bị nhiễm đọc do thực phẩm.

mẹ bị sốt có nên cho con bú

Sốt kèm theo tiêu chảy

Tiêu chảy là thời gian lý tưởng để nhiều loại vi khuẩn có hại ở đường ruột “chớp thời cơ” xâm nhập vào trong sữa mẹ. Khi hệ sinh thái đường ruột của mẹ bị tổn thương sẽ tác động tới hệ thống tiêu hóa của trẻ.

Sốt quá cao

Khi thân nhiệt cơ thể mẹ vượt qua ngưỡng 30 độ C thì nên dừng việc cho con bú. Việc cho con bú trong lúc sốt cao có thể khiến cho tình trạng bệnh của mẹ ngày càng nghiêm trọng và khó hồi phục hơn.

IV - Cách hạ sốt cho mẹ đang cho con bú an toàn

Mẹ bị sốt thì không chỉ ảnh hưởng đến một mình mẹ, mà còn dẫn đến việc cho con bú bị ảnh hưởng. Do đó, hạ sốt nhanh chóng và khắc phục nguyên nhân gây sốt ở mẹ là điều hết sức cần thiết. Một số cách hạ sốt hiệu quả trong thời điểm nuôi con nhỏ tiến hành như sau:

1. Bổ sung chất dinh dưỡng đầy đủ

Dinh dưỡng là nhân tố quan trọng để cơ thể phục hồi sức khỏe, tăng sức đề kháng cho những mẹ đang bị sốt. Mẹ nên sử dụng nhiều nhóm thực phẩm giàu chất dinh dưỡng để cơ thể có đủ năng lượng, sớm vượt qua bệnh tật như: các loại thịt, trứng, các loại cá, sữa, đậu nành…

Đặc biệt, mẹ nên tập trung thu nạp nhiều hoa quả, thực phẩn chữa vitamin C để cải thiện miễn dịch, ngăn chặn các mầm bệnh gây ra sốt. Ví dụ về nhóm sản phẩm chứa vitamin C như: cam, quýt, đu đủ, ớt chuông, dâu tây, xoài, mâm xôi…

Trong thời gian này mẹ có thể sử dụng cháo hành, cháo tía tô... để điều chỉnh thân nhiệt ổn định. Món cháo có kết cấu loãng dễ ăn, đào thải nhiệt độ cơ thể thông qua cơ chế bài tiết mồ hôi nhanh chóng. Sau thời gian sử dụng thì nhiệt độ cơ thể mẹ bỉm chuyển biến hiệu quả.

mẹ bị sốt cho con bú cần làm gì hạ sốt

2. Cung cấp đủ nước cho cơ thể

Ra nhiều mồ hôi, cơ thể háo khát là một trong những biểu hiện khi mẹ bị sốt cao. Và vì vậy, để giúp cơ thể ổn định thân nhiệt, nhanh chóng hạ sốt thì mẹ cần bổ sung đầy đủ nước hàng ngày.

Ngoài ra, uống nhiều nước thúc đẩy loại bỏ độc tố, các tác nhân gây ra sốt qua đường nước tiểu để giúp cơ thể sớm hạ sốt.

3. Dùng khăn ấm lau người

Dùng khăn ấm là cách hạ sốt cho mẹ đang cho con bú đơn giản, hiệu quả cao nhất. Quá trình dùng khăn ấm ngăn hạn chế nhân tô gây bệnh tấn công vào sâu bên trong cơ thể và gây hại cho sức khỏe. Từ đó, ngăn cho hiện trạng bệnh không diễn biến nặng nề thêm.

Ngoài ra, dùng khăn ấm lau người cũng là giải pháp quan trọng giúp ổn định thân nhiệt, tăng khả năng bài tiết mồ hôi và hỗ trợ mẹ sau sinh hạ sốt nhanh hơn.

Mẹ nên dùng khăn ấm để lau các khu vực trên cơ thể như: nách, bẹn, trán, mang tai… Ngoài ra, nên lựa chọn những loại quần áo dễ hút mồ hôi, thoáng thoáng, để tránh làm tăng nhiệt độ cơ thể lên cao và khó hạ sốt.

4. Thường xuyên súc miệng bằng nước muối

Trong một số trường hợp, mẹ đang cho con bú có thể bị sốt do nhiều loại vi khuẩn hoặc virus “ẩn nấp” trong khoang miệng hoặc vùng hầu họng. Khi đó, miệng súc miệng có thể giúp loại bỏ các tác nhân gây bệnh như vậy, giúp mẹ nhanh chóng hạ sốt hơn.

Mẹ hãy tự chuẩn bị nước muối hoặc mua sẵn nước muối sinh lý để súc miệng thường xuyên, mỗi ngày nên súc miệng khoảng 3 - 4 lần.

5. Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, giữ tinh thần thoải mái

Trong lúc đang bị ốm sốt, mẹ nên nghỉ ngơi nhiều và giữ cho tinh thần được thoải mái, tránh những căng thẳng hay áp lực trong cuộc sống và công việc.

Mẹ có thể nhờ tới sự hỗ trợ của người thân, đồng nghiệp để giảm tải công việc đi làm và chăm sóc gia đình. Từ đó mẹ sẽ có nhiều thời gian tĩnh dưỡng, nhanh chóng phục hồi sức khỏe và hạ sốt dễ dàng.

hạ sốt cho mẹ cho con bú

6. Uống trà thảo dược

Uống trà thảo dược là cách giúp mẹ cân bằng thân nhiệt về mức ổn định hiệu quả. Không những cung cấp nước cho cơ thể, loại đồ uống này còn gia tăng chất chống oxy hóa hoặc chất chống virus, vi khuẩn giúp giải quyết nguyên nhân gây ra sốt.

Một số loại trà thảo dược mà mẹ nên sử dụng khi đang bị ốm sốt bao gồm: trà chanh, trà bạc hà, trà gừng, trà hoa cúc… Các dòng trà này khi pha chế và sử dụng đúng cách sẽ mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời cho mẹ.

7. Dùng nhóm thuốc hạ sốt cho mẹ đang cho con bú

Khi mẹ sốt cao trên 38.5 độ C thì mẹ nên dùng các loại thuốc hạ sốt không kê đơn để giúp giảm thân nhiệt của cơ thể, phòng biến chứng khi sốt cao.

Tuy nhiên, mẹ chỉ nên dùng thuốc khi có sự chỉ định và kê đơn từ bác sĩ, bởi một lượng nhỏ thuốc sẽ được chuyển hóa vào trong dòng sữa mẹ và gây ra nhiều tác động tiêu cực tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ.

cách hạ sốt cho mẹ đang cho con bú

Hy vọng rằng thông qua bài viết đã giúp mẹ giải đáp được thắc mắc: Mẹ bị sốt có cho con bú được không và cung cấp những biện pháp hạ sốt an toàn cho mẹ. Mong rằng mẹ đã có thêm nhiều kiến thức về vấn đề này và nhanh chóng vượt qua tình trạng này nhé.

DS. Hà Oanh
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại