Không nấu cùng thịt lợn
Cách chế biến các món ăn từ thịt bò tuyệt đối không cho thịt lợn vào nấu cùng là kinh nghiệm được các cụ truyền lại từ xa xưa. Theo Đông y, thịt lợn có tính âm hàn trong khi thịt bò lại tính ấm.
Hai loại thịt này vừa nóng vừa lạnh mâu thuẫn nhau, nếu ăn cùng dễ gây đau bụng. Tốt nhất các bà nội trợ nên tách hai thịt này ra ăn trong 2 ngày khác nhau.
Người bị viêm thận không nên ăn
Thịt bò giàu chất dinh dưỡng, nhất là protein nên không tốt cho những người mắc bệnh viêm thận vì ăn nhiều sẽ gây gánh nặng cho thận. Người bị bệnh viêm thận cũng thường dùng thuốc aminophylline để điều trị mà ăn thịt bò lại làm giảm hiệu quả điều trị bệnh của thuốc.
Ăn lượng thích hợp
Lượng thịt bò thích hợp cho khẩu phần ăn của mỗi người trong một bữa là 80g nên các mẹ cần chú ý cách chế biến các món ăn từ thịt bò cho phù hợp. Sở dĩ cần ăn thịt bò điều độ vì thịt bò có công dụng bổ trung ích khí theo Đông y, lại tốt cho tì vị, gân cốt, tiêu đờm.
Những người bị hụt hơi, thể lực yếu, gân cốt bủn rủn, thiếu máu, mặt vàng, cơ thể gầy còm, chóng mặt, hoa mắt. Theo các bác sĩ, nếu như thường xuyên sử dụng nhiều thịt bò sẽ có nguy cơ mắc bệnh gout, bệnh ung thư tiền liệt tuyến và ung thư đại tràng.
Trẻ em và người già nên hạn chế ăn
Thịt bò chứa hàm lượng cholesterol cao lại nhiều mỡ nên không tốt cho tiêu hóa của người già, trẻ me và cả những người mắc bệnh tiêu hóa.
Ăn thịt bò không uống rượu trắng
Nếu trong nhà có người mắc bệnh răng lợi, các bà nội trợ cần đặc biệt chú ý cách chế biến các món ăn từ thịt bò nên tránh rượu trắng ra, kể ra tẩm ướp. Vì rượu trắng rất nóng nên những người bị bệnh răng lợi, người bị nhiệt miệng vừa ăn thịt bò vừa uống rượu trắng như đổ thêm dầu vào lửa, rất đau đớn.
Không nướng cháy
Khi nướng thịt bò quáy cháy, trong thịt có thể sinh ra chất gây ung thư như nitrosamine và benzopyrene, cực kì độc hại với sức khỏe