Theo lương y Tuệ Lâm, bệnh sỏi thận có thể chữa được bằng đông y. Ông cho biết đã điều trị cho hàng trăm bệnh nhân khỏi sỏi thận không cần mổ. Theo ông, ưu điểm của bài thuốc này là chi phí rẻ và được y thư danh giá của ngành đông y ghi nhận.
Bài viết sau sẽ hướng dẫn chi tiết cách dùng rau ngổ, hy vọng giúp mọi người khỏi được sỏi thận.
Tiểu ra sỏi sau 6 ngày dùng rau ngổ
Theo lương y Tuệ Lâm, người áp dụng bài thuốc từ rau ngổ (hay rau om) đánh bay sỏi thận là cụ ông Trần Quốc, 81 tuổi, ngụ Phường Tân Chánh Hiệp, Quận 12. Con gái cụ Quốc là chị Bình cho biết, ba chị sau 6 ngày dùng bài thuốc trên đã thoát mối lo lên bàn mổ.
Vì hoàn cảnh giá đình nên chị Bình phải sang Hà Lan hơn 20 năm qua, sống đau đáu với nỗi lo cho sức khỏe của cha mẹ nơi quê nhà mắc nhiều bệnh lý của tuổi già như cao huyết áp, suy tim, suyễn, mất ngủ, đau nhức và có cả sỏi thận.
Qua lời giới thiệu, chị được biết tới bài thuốc chữa sỏi thận từ rau ngổ nên làm cho ba uống. Điều đặc biệt, ba chị sau khi dùng rau ngổ đã khỏe, đi tiểu ra sỏi, làm xét nghiệm lại thì sỏi đã biến mất.
Công thức bài thuốc
Ngày dùng 2 lần, mỗi lần một nắm (tương đương 50gam), giã nhỏ, vắt lấy nước, khi uống cho chút muối (người bị tiểu đường và suy thận cần cẩn trọng khi sử dụng vì dùng muối sẽ gây phù). Uống sáng một nắm, chiều một nắm, uống trước hay sau bữa ăn đều được.
Bài thuốc trên uống liên tục trong 1 tuần thì ngưng. Khi đó có thể đi siêu âm để biết kết quả. Trong trường hợp vẫn còn sót sỏi, có thể áp dụng một một liệu trình như thế.
Lý giải công dụng của rau ngổ, theo Đông y, đây là loại rau có tác dụng lợi tiểu, giãn cơ, tăng lọc cầu ở thận và tăng lượng nước tiểu.
Thêm nữa, tác dụng giãn cơ của rau ngổ giúp làm mất cơn đau bụng, tăng lọc cầu ở thận và tăng lượng nước tiểu khiến sỏi ở thận vỡ nhỏ, sau đó bị nước tiểu tống ra ngoài. Tác dụng trên cũng giúp ích cho các bệnh nhân bị bí tiểu, giúp tiểu thông.
Nguồn gốc bài thuốc
Bài thuốc này được cố Giáo sư Đỗ Tất Lợi đề cập trong Y thư “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”. Trong y thư này, cố GS Đỗ Tất Lợi nhận dạng cây rau ngổ như sau: “Còn gọi là ngổ om, mò om, ngổ, được sử dụng nhiều nhất ở các tỉnh phía Nam, làm gia vị nấy canh chua, canh cá, thường dùng tươi hoặc phơi sấy khô.
Có 2 loại rau ngổ xanh và rau ngổ tím. Loại tím hay được dùng làm thuốc nhưng vì hiếm nên vẫn dùng phổ biến loại rau xanh”.
Trong y thư, cố GS Đỗ Tất Lợi kể lại chuyện một người bạn của ông là lương y Lê Quang Tốt dùng rau om chữa bệnh. “Một người bạn lương y bị sỏi thận, đã mổ 1 lần nhưng sau một năm sỏi xuất hiện lại. Bác sĩ khuyên mổ, nhưng lần này sợ có nguy biến.
Lương y giới thiệu bệnh nhân lấy rau om giã nhỏ, lấy nước pha ít hạt muối, uống ngày 2 lần. Họ nghe theo ngày uống 2 lần, sáng 1 năm, chiều 1 nắm, uống liền trong 5 ngày. Đến ngày thứ 6 bệnh nhân đưa đi X-Quang để biết rõ vị trí viên sỏi trước khi mổ, thì viên sỏi đã biến mất.