Thứ sáu, 13/12/2024 | 09:16
RSS

Lựa chọn nào cho 33.000 học sinh Hà Nội trượt lớp 10 công lập?

Thứ bảy, 20/05/2023, 15:21 (GMT+7)

55,7% học sinh vào học lớp 10 tại các trường công lập, vậy khoảng 33.000 học sinh Hà Nội trượt lớp 10 công lập sẽ học ở đâu? Đây là chủ đề ngày càng nóng khi kỳ thi tuyển sinh đầu cấp đang đến gần.

Khoảng 33.000 học sinh Hà Nội trượt lớp 10 công lập

Thông tin từ Sở GDĐT Hà Nội, năm 2023, số lượng học sinh Hà Nội đăng ký thi vào lớp 10 các trường THPT công lập năm học 2023-2024 là gần 105.000 em. Trong khi, số chỉ tiêu tuyển vào các trường THPT công lập khoảng 72.000, chiếm 55,7%, cùng chỉ tiêu của một số trường chuyên.

Như vậy, hơn 30.000 học sinh sẽ không có cơ hội vào học tại các trường công lập. Trong trường hợp không đủ điểm vào lớp 10 công lập, học sinh tốt nghiệp THCS sẽ có những lựa chọn học tại các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên; các trường cao đẳng, trung cấp dạy hệ giáo dục thường xuyên cấp THPT kết hợp học nghề; các trường ngoài công lập.

Lựa chọn nào cho 33.000 học sinh Hà Nội trượt lớp 10 công lập

Học sinh căng thẳng thi vào lớp 10 công lập năm 2022. Ảnh: Phạm Hưng

Theo phân luồng của Sở GDĐT Hà Nội, tuyển vào các trường THPT công lập tự chủ và tư thục khoảng 30.000 học sinh, chiếm tỷ lệ 23,2%. Tuyển sinh vào trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên khoảng 10.000 học viên, chiếm tỷ lệ 7,7%. Tuyển sinh vào các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên liên kết với các trường trung cấp và cao đẳng dạy văn hóa chương trình Giáo dục thường xuyên cấp THPT) khoảng 17.210 học viên, chiếm tỷ lệ 13,4%.

Như vậy, 33.000 học sinh không trúng tuyển vào các trường công lập sẽ không lo thiếu chỗ học khi chỉ tiêu tuyển sinh vào các trường ngoài công lập năm nay là 47.210.

Thời điểm này, các trường THCS đã nộp phiếu đăng ký dự tuyển lớp 10 công lập năm học 2023 - 2024 của học sinh lên Phòng GDDT. Với những học sinh lực học khá, giỏi, việc đỗ lớp 10 công lập (thuộc một trong 3 nguyện vọng) là việc dễ dàng hơn. Tuy nhiên, với học sinh trung bình, yếu đã chủ động tìm giải pháp an toàn vì chắc chắn sẽ không đỗ lớp 10 công lập hoặc nếu đỗ thì phải đi học trường cách nhà đến vài chục cây số.

Phụ huynh chủ động phương án nếu không may con trượt lớp 10 công lập

"Con có học lực không tốt nhưng tôi vẫn muốn đăng ký cho con tham dự kỳ thi lớp 10 để đảm bảo quyền lợi, không hối hận khi con không thử sức. Gia đình tư vấn cho con đăng ký vào trường công lập thuộc top 3 và thuê gia sư kèm cặp thêm cho con. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn có phương án dự phòng là làm hồ sơ vào một trường tư ở gần nhà", chị Lê Thu Hằng, phụ huynh có con học lớp 9 ở quận Nam Từ Liêm chia sẻ.

Chị Lưu Thị Hà Phương, trú tại quận Thanh Xuân bộc bạch: "Con tôi học các môn văn hóa không tốt nhưng lại rất thích nghề làm tóc. Từ ngày con học lớp 8, gia đình đã thống nhất lựa chọn trường nghề nếu quá trình học tập lớp 9 của con không tiến bộ. Nhìn bảng điểm lớp 9 của con và xin ý kiến tham vấn của thầy cô, gia đình chắc chắn về việc cho con học trường nghề là đúng. Con cũng đồng ý với phương án bố mẹ đưa ra".

"Tôi được biết, có không ít học sinh lực học được đánh giá không tốt vẫn thi đỗ vào các trường công lập có điểm chuẩn vừa phải. Tôi không chờ đợi đến ngày con thi và biết điểm thi mà đã nộp hồ sơ cho con vào một trường tư cho chắc chắn", phụ huynh Nguyễn Thu Hà, trú tại quận Hà Đông nói.

Cô Đỗ Thị Việt Hiền, Hiệu trưởng Trường THCS Khương Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội cho rằng: "Trách nhiệm của giáo viên phải nắm bắt được năng lực của học sinh, từ đó, tư vấn cho phụ huynh. Bên cạnh đó, trách nhiệm của Ban giám hiệu là phải nắm bắt chất lượng từng môn, từng lớp để có kế hoạch cho từng giáo viên, từng học sinh của mình.

Với những học sinh ở mức độ dưới trung bình, cảm thấy khi đi thi chỉ ở mức 4,5 điểm, chúng tôi thường xuyên trao đổi, tư vấn để phụ huynh hiểu rõ khả năng học của con. Từ đó, phụ huynh hiểu, không gây áp lực tâm lý lên con và có những định hướng phù hợp".

Là một trong những quận có "tỉ lệ chọi" cao ở Hà Nội với 1/2,2, bà Phạm Thị Lệ Hằng, Trưởng phòng GDĐT quận Hà Đông nêu quan điểm: "Quận đã triển khai các kế hoạch thi vào lớp 10 đến các hiệu trưởng. Tỉ lệ học sinh vào trường công lập thì tùy vào các quận, huyện nhưng nhìn chung là đúng theo tỉ lệ phân luồng vào các trường THPT với xu thế hiện nay có nhiều trường tư thục mở ra và cũng có nhiều ý kiến phụ huynh mong muốn cho con theo học các trường tư thục".

Mới đây, Sở GDĐT Hà Nội đã giao chỉ tiêu Tuyển sinh lớp 10 cho 95 trường THPT tư thục. Các trường này sẽ tuyển mới 614 lớp và 26.829 học sinh. Danh sách chỉ tiêu cụ thể của các trường như sau:

Lựa chọn nào cho 33.000 học sinh Hà Nội trượt lớp 10 công lập

Lựa chọn nào cho 33.000 học sinh Hà Nội trượt lớp 10 công lập

Lựa chọn nào cho 33.000 học sinh Hà Nội trượt lớp 10 công lập

Lựa chọn nào cho 33.000 học sinh Hà Nội trượt lớp 10 công lập

Lựa chọn nào cho 33.000 học sinh Hà Nội trượt lớp 10 công lập

Lựa chọn nào cho 33.000 học sinh Hà Nội trượt lớp 10 công lập

Lựa chọn nào cho 33.000 học sinh Hà Nội trượt lớp 10 công lập

39 trung tâm giáo dục thường xuyên tuyển sinh với chỉ tiêu như sau:

Lựa chọn nào cho 33.000 học sinh Hà Nội trượt lớp 10 công lập

Lựa chọn nào cho 33.000 học sinh Hà Nội trượt lớp 10 công lập

 

Tào Nga
Theo Dân Việt