Thứ sáu, 29/03/2024 | 00:53
RSS

Giữ phong độ, cải thiện 'con giống' cho quý ông: Chỉ cần hà thủ ô là đủ!

Thứ bảy, 14/04/2018, 06:00 (GMT+7)

Cây hà thủ ô chữa tinh trùng yếu có thể giúp nhiều cặp vợ chồng thoát khỏi tình trạng vô sinh, hiếm muộn.


Tinh trùng bình thường và tinh trùng bất thường.

Tinh trùng yếu là gì?

Tinh trùng là tế bào sinh sản của nam giới, được chuyên biệt hóa cao độ để thực hiện chức năng sinh sản bằng cách di chuyển trong đường sinh dục nữ, nhận biết trứng và thụ tinh cho trứng.

Để thực hiện chức năng quan trọng này, tinh trùng cần đảm bảo những yêu cầu "nghiêm ngặt" theo chỉ số tinh dịch đồ bình thường của WHO 2010 như sau: Thể tích trung bình từ 1,5 ml, mật độ tinh trùng trên 15 triệu/ml, tỉ lệ sống trên 58%, hình dạng tinh trùng bình thường trên 4%, có dưới 1 triệu bạch cầu trong 1ml tinh dịch. Nếu kết quả tinh dịch đồ đều đạt bằng hoặc cao hơn các chỉ số trên thì được coi là tốt và có khả năng thụ thai. Ngược lại, trường hợp kết quả tinh dịch đồ thấp hơn các chỉ số trên được coi là tinh trùng yếu và khó có khả năng thụ thai hơn bình thường.

Bên cạnh việc chữa vô sinh hiếm muộn theo phác đồ điều trị Tây y, các cặp vợ chồng có thể tham khảo thêm những biện pháp giữ phong độ, cải thiện 'con giống' bằng các bài thuốc dân gian. Và một trong những "thần dược" chữa vô sinh hiếm muộn không thể không nhắc đến là cây hà thủ ô.

Cây hà thủ ô chữa tinh trùng yếu
Rễ củ hà thủ ô dùng làm thuốc trị nhiều bệnh

Hà thủ ô, tên khoa học là Fallopia multiflora, là giống cây thân leo, thân mọc xoắn vào nhau, màu xanh tía, nhẵn, có vân. Lá hà thủ ô cuống dài, hình cong, nhọn đầu như trái tim và dài khoảng 4-8cm. Hà thủ ô có hoa nhỏ khoảng 2mm, bao hoa màu trắng. Rễ cây là dạng rễ củ hình tròn, dài ngắn không đều, bề mặt có chỗ lồi lõm. 

Hà Thủ ô thường mọc vùng đồi núi, trung du, sống lâu năm. Ở Việt Nam cây thường chỉ mọc ở bắc bộ và bắc trung bộ, nhất là các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Sơn La,...

Theo y học cổ truyền, phần rễ củ của hà thủ ô được dùng làm dược liệu. Củ càng lâu năm thì tính dược càng cao. 

Hà thủ ô thường dùng trong hỗ trợ và chữa các bệnh tim mạch, kích thích nhu động ruột, lợi tiểu, hạ nhiệt cơ thể, tăng sức lực, chữa đau khớp hiệu quả; tăng thị lực con người. 

Đặc biệt, hà thủ ô được sử dụng để tăng cường chức năng sinh dục, chất lượng và số lượng tinh trùng cho nam giới cũng như cải thiện sinh lý cho nữ giới. 

Dưới đây là những cách dùng hà thủ ô để tăng cường chức năng sinh dục, nhất là chữa tinh trùng yếu. 

Cây hà thủ ô chữa tinh trùng yếu
Rượu hà thủ ô (ảnh minh họa)

1. Hà thủ ô ngâm rượu bổ huyết chữa tinh trùng yếu

Loại rượu này giúp bổ can thận, ích tinh huyết, có lợi cho nam giới bị loãng, ít tinh trùng. Không chỉ vậy, nó còn giúp giảm tình trạng tóc bạc sớm và bổ máu.

Cách làm đơn giản như sau: Hà thủ ô đã chế biến 150g, sinh địa 150g. Bạn rửa sạch hai thảo dược, cùng thái nhỏ và ngâm với tỉ lệ lượng thảo dược như trên tương ứng với 1 lít rượu trắng. Bạn ngâm trong 15 ngày, cách 3 ngày lắc bình một lần để thuốc và rượu ngấm hơn. 

2. Sắc thuốc hà thủ ô chữa tinh trùng yếu

Sắc thuốc nước hoặc tán bột hà thủ ô để uống có thể giúp cánh mày râu tăng số lượng và chất lượng tinh trùng, thoát khỏi tình trạng can thận âm suy, với những biểu hiện như ham muốn tình dục suy giảm, lượng tinh trùng ít, chậm có con, kèm theo hiện tượng hoa mắt, chóng mặt, di tinh, mộng tinh, lưng gối đau mỏi…

Bạn chỉ cần lấy khoảng 3-6g hà thủ ô sắc nước uống hàng ngày hoặc tán thành bột pha nước uống.

Cây hà thủ ô chữa tinh trùng yếu
Gà hầm hà thủ ô giúp cải thiện chức năng sinh dục cho nam giới

3. Các món ăn với hà thủ ô để chữa tinh trùng yếu

Nếu việc uống thuốc khiến bạn mệt mỏi, các món ăn thuốc ngon lành sẽ giúp bạn hấp thu tốt hơn vị thuốc này. 

Hà thủ ô hầm gà: Bạn cần một con gà mái kèm với 30g hà thủ ô. Bạn gói hà thủ ô trong vải mỏng, đặt vào bụng gà, hầm cách thủy, bỏ bã thuốc, thêm gia vị là có thể ăn. Món gà hầm này chuyên dùng cho các trường hợp đàn ông bị bạc tóc, râu sớm, thường đau đầu hoa mắt chóng mặt, mất ngủ, suy nhược cơ thể kèm với suy giảm chức năng sinh dục. 

Chè đậu đen hà thủ ô: Bạn nấu Hà thủ ô 60g với đậu đen 100g cho đến khi đậu đen chín nhừ, bạn vớt bỏ bã hà thủ ô. Món này ăn 2, 3 lần trong ngày, với các trường hợp thiểu năng mạch vành, cơn đau thắt ngực, các trường hợp râu tóc bạc sớm, táo bón kinh diễn.

Cháo kê hà thủ ô: Bạn cần kê 50g, hà thủ ô 30g, nấu đến khi cháo chín bạn cũng bỏ bã thuốc, có thể thêm lòng trứng gà và đường trắng rồi đun sôi là ăn được.

Món ăn này chỉ cần dùng khi đói, cho người bệnh bị thoát vị, sa dạ dày trực tràng,... 

Khi dùng vị thuốc hà thủ ô, bạn cần kiêng hành, tỏi và củ cải trắng. Bạn cũng nên đề phòng những thực phẩm có tính cay nóng như gừng, ớt, hành tây, hồ tiêu… để tránh hao tán khí huyết.


Cách vệ sinh mũi tại nhà đúng chuẩn cho bé

Nhật Anh (T/h)
Theo Đời sống Plus/GĐVN