Nóng trong người nên uống thuốc gì là thắc mắc của nhiều người
Nóng trong người là tình trạng một bộ phận hoặc toàn bộ cơ thể luôn có cảm giác nóng nực, khó chịu… mặc dù nhiệt độ cơ thể và môi trường bên ngoài hoàn toàn bình thường.
Nóng trong người là hiện tượng có thể gặp ở mọi đối tượng, mọi lứa tuổi. Đặc biệt tình trạng này thường xuất hiện phổ biến ở phụ nữ mang thai, người đang đến thời kỳ mãn kinh hoặc do chế độ ăn uống, sinh hoạt và môi trường bên ngoài.
Nóng trong người có thể gặp ở mọi lứa tuổi
Để tìm hiểu nóng trong người uống thuốc gì, cần nhận biết các triệu chứng nóng trong. Nóng trong người không chỉ gây ra tình trạng nóng bức, khó chịu mà còn có thể kèm theo các triệu chứng sau:
Đây chính là biểu hiện nổi bật nhất của tình trạng nóng trong người. Những triệu chứng này xuất hiện có thể do khả năng thải độc của gan suy giảm nên không thể đào thải hết độc tố trong cơ thể. Độc tố tích tụ lâu dần gây ra tình trạng nóng trong người, nổi mụn nhọt, mẩn ngứa trên da.
Khi chức năng gan suy giảm, lượng bilirubin trong máu không được chuyển hóa và bài tiết ra ngoài sẽ tích tụ lại và gây nên tình trạng vàng da. Ngoài vàng da, một số vị trí khác cũng có thể chuyển đổi sắc tố sang vàng như lòng bàn tay, lòng bàn chân, mắt và niêm mạc lưỡi…
Khi nóng trong người, cơ thể sẽ sản sinh ra nhiều amonia hơn, điều này làm cho hơi thở có mùi hôi. Để kiểm tra, bạn có thể để tay ra trước miệng, thở mạnh ra và ngửi thử.
Thâm quầng mắt và mỏi mắt cũng có thể là biểu hiệu của nóng trong người. Nếu gặp tình trạng này kéo dài, bạn nên đi kiểm tra sức khỏe để biết chắc chắn về nguyên nhân. Điều này sẽ tốt hơn là bạn tự tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi “Nóng trong người nên uống thuốc gì?”
Nếu bạn bị mất ngủ thường xuyên mà không phải do stress hay tác động từ môi trường bên ngoài… thì cũng có thể do nóng trong người gây ra. Nóng trong người làm chân tay bứt rứt, cơ thể khó chịu khiến não bộ không thể thư giãn để đi vào giấc ngủ.
Nóng trong người khiến gan và đường ruột làm việc kém hiệu quả dẫn đến phân có màu bạc hơn và nước tiểu có màu vàng hơn. Tuy nhiên, để xác định bệnh nóng người qua yếu tố này bạn cần kết hợp cùng các biểu hiện khác. Bởi lẽ, một số trường hợp có thể do đồ ăn thức uống cũng gây ra hiện tượng trên.
Ngoài những biểu hiện trên, nóng trong người còn có những triệu chứng như: chảy máu răng, chảy máu cam, môi nứt nẻ, ăn nhiều mà không tăng cân,…
Mẩn ngứa, nổi mề đay là biểu hiện của nóng trong người
Nóng trong người có nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng chủ yếu do những thói quen sinh hoạt không tốt như:
Rau xanh là loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ, cần thiết cho mỗi bữa ăn hàng ngày. Chất xơ có tác dụng kích thích làm tăng nhu động ruột, trực tiếp đẩy chất độc trong ống tiêu hóa ra ngoài, hạn chế sự phát triển của các loại vi khuẩn gây hại trong đại tràng. Từ đó giúp hệ tiêu hóa được hoạt động tốt, giảm nguy cơ nóng người hiệu quả.
Đồ ăn nhiều dầu mỡ tuy rất hấp dẫn nhưng lại chứa nhiều chất gây hại, làm hệ tiêu hóa quá tải và không đào thải hết độc tố, gây nên tình trạng nóng trong người.
Khi không cung cấp đủ nước sẽ khiến việc tản nhiệt của cơ thể kém hiệu quả và dẫn đến nóng người. Đây chính là lí do các chuyên gia khuyên mỗi người nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
Cà phê, trà, nước tăng lực… là thức uống giúp cơ thể tăng năng lượng, tinh thần tỉnh táo. Nhưng nếu dùng nhiều và thường xuyên sẽ gây ra nóng trong, mất ngủ, nổi mụn nhọt, tim đập nhanh… Ngoài ra, uống rượu bia thường xuyên làm suy giảm chức gan cũng gây nóng trong người.
Không vận động khiến cơ thể trì trệ, sức khỏe giảm sút, tinh thần mệt mỏi, làm chậm quá trình trao đổi chất khiến nóng trong người… Đây chính là nguyên nhân gây ra nhiều loại bệnh khác như cao huyết áp, bệnh xương khớp, béo phì, giảm tuần hoàn máu,…
Từ 23 giờ đêm đến 1 giờ sáng là khoảng thời gian cơ thể nghỉ ngơi, máu dồn về gan để thực hiện thải độc. Nếu ngủ say sẽ giúp gan thải độc tốt. Vì vậy, những người thường xuyên ngủ muộn sau 23 giờ dễ gặp tình trạng nóng trong người.
Thường xuyên ngủ muộn sau 23 giờ khiến gan thải độc kém
Nóng trong người thường khởi nguồn do những thói quen sinh hoạt không đúng. Vì vậy, trước khi tìm câu trả lời cho câu hỏi “nóng trong người nên uống thuốc gì?” thì người bệnh nên nhìn lại và thay đổi những thói quen xấu như phần trên đã nêu.
Ngoài việc thay đổi chế độ ăn và sinh hoạt, người bệnh cũng nên tham khảo sử dụng thuốc điều trị bệnh.
Lưu ý, theo các chuyên gia, nóng trong người thường do chức năng gan suy giảm nên không ưu tiên sử dụng các loại thuốc hóa dược để điều trị. Do vậy, xu hướng được nhiều người tin tưởng áp dụng hiện nay đó là dùng thuốc Đông y, thuốc có nguồn gốc từ thảo dược để giúp làm mát gan, tăng cường chức năng gan.
Đông y có nhiều bài thuốc điều trị bệnh gan, tăng cường chức năng gan hiệu quả. Tiêu biểu trong số đó là bài thuốc có tác dụng nhuận gan, tiêu độc, kiện tỳ, tăng cường khí huyết. Tính hiệu quả của bài thuốc này đã được nhiều thế hệ người bệnh đánh giá cao.
Nhờ tác động 4 trong 1, bài thuốc này không chỉ điều trị bệnh gan, giảm các triệu chứng mệt mỏi, vàng da, đau vùng gan, mà còn giúp bảo vệ và tái tạo gan, giải độc gan, chống dị ứng, mề đay, lở ngứa, mụn nhọt, suy giảm chức năng gan do dùng nhiều bia rượu, tân dược…
Hiện bài thuốc này đã được chuyển giao sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại tại nhà máy dược phẩm chuẩn GMP-WHO, tạo nên thuốc bổ gan Đông y thế hệ 2 dạng viên nén tiện dụng.
Thuốc bổ gan Đông y thế hệ 2 hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
TONKA - BỔ GAN, GIẢI ĐỘC, TÁI TẠO GANSản xuất từ thảo dược, tại nhà máy chuẩn GMP- WHO Điều trị viêm gan, suy giảm chức năng gan với các dấu hiệu:
Tonka nguồn gốc thảo dược, có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc Nhà sản xuất: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT |