Thứ sáu, 22/11/2024 | 07:13
RSS

Giá tiêu hôm nay 15/1/2020: Thị trường giao dịch chậm, giá không đổi

Thứ tư, 15/01/2020, 09:43 (GMT+7)

Giá tiêu ngày 15/1 đi ngang tại hầu hết cá địa phương vùng trồng tiêu trọng điểm Tây Nguyên và miền Nam. Giá tiêu thế giới hôm nay trái chiều.

Sự kiện:

Giá hồ tiêu trong nước

Giá tiêu hôm nay ngày 15/1/2020, giá hồ tiêu đi ngang tại các địa phương trọng điểm Tây Nguyên và miền Nam.

Giá tiêu hôm nay mức giá cao nhất ở ngưỡng 42.500 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất 40.000 đồng tại Đồng Nai và  Gia Lai.

Cụ thể, giá tiêu tại Bình Phước ổn định, dao động trong ngưỡng 41.500 đồng/kg. Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu  đi ngang ở ngưỡng 42.000 đồng/kg. Giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo), giảm 500 đồng xuống mức 40.000 đồng/kg. Giá tiêu tại Chư Sê (Gia Lai) giảm 500 đồng xuống mức 39.000 đồng/kg. Tại Đồng Nai đi ngang  ở mức 40.000đồng/kg.

Giá tiêu hôm nay 15/1/2020: Thị trường giao dịch chậm, giá không đổi

Giá tiêu hôm nay 15/1/2020: Thị trường giao dịch chậm, giá không đổi

Giá cả thị trường nông sản trong nước đang theo sát diễn biễn giá nông sản thế giới Lúc này thị trường xuất khẩu nông sản cạnh tranh gay gắt, không chỉ giá mà còn sản lượng. Vì thế giá nông sản thế giới biến động sẽ tác động đến giá cả thị trường nông sản tại Việt Nam

Giá hồ tiêu thế giới

Hôm nay 15/1/2020 lúc 7h, giờ Việt Nam, giá tiêu thế giới giao ngay tại sàn Kochi Ấn Độ, giá hạt tiêu đen xuất khẩu giảm 0.71%, giá tiêu thế giới giao ngay tại sàn Kochi (Ấn Độ) ở mức 35.000 Rupi/tạ.

Giá hạt tiêu trên (sàn SMX - Singapore) tháng 12 tăng 0,59%, ở mức 6.500 USD/tấn.

Nguồn: giacaphe.com

Nguồn: giacaphe.com

Hiện nay, nhu cầu hồ tiêu trên thế giới khoảng 510.000 tấn/năm, bình quân mỗi năm chỉ tăng 2 - 3%, trong khi sản lượng hồ tiêu thế giới tăng 8 - 10%. Năm 2018, sản lượng hồ tiêu toàn cầu đạt 557.000 tấn, dự kiến đến hết năm 2019 đạt khoảng 602.000 tấn. Dự báo đến 2050, sản lượng hạt tiêu thế giới sẽ tăng lên 1 triệu tấn và nhu cầu tiêu dùng hạt tiêu thế giới cũng tăng lên, nhưng chưa cân đối với nguồn cung, do đó, giá tiêu có thể còn mất ổn định trong một thời gian nữa.

Trong bối cảnh xuất khẩu hồ tiêu tiếp tục đối diện nhiều khó khăn và sức ép cạnh tranh lớn thì các Hiệp định thương mại tự do như CPTPP và EVFTA được đánh giá là cơ hội mở rộng xuất khẩu cho ngành hồ tiêu. Hiệp định CPTPP có 9 nước cam kết xóa bỏ ngay lập tức thuế quan gồm: Australia, New Zealand, Canada, Malaysia, Singapore, Brunei, Chile, Peru, Nhật Bản Riêng thị trường Mexico cam kết xóa bỏ thuế theo lộ trình 16 năm đối với mặt hàng hồ tiêu xanh.

Đáng chú ý, trong các nước CPTPP, chỉ có Malaysia là nước có sản xuất hạt tiêu đáng kể, tuy nhiên, tỷ lệ xuất khẩu chỉ chiếm khoảng 3% lượng xuất khẩu toàn cầu. Do vậy, hồ tiêu Việt Nam có lợi thế cạnh tranh khá lớn trong các nước CPTPP (đặc biệt là đối với 3 nước chưa có FTA với Việt Nam là Canada, Mexico và Peru).

Đối với Hiệp định EVFTA, các nước EU cam kết xóa bỏ thuế quan đối với sản phẩm hạt tiêu (mã HS 0904) ngay khi hiệp định có hiệu lực. EVFTA có hiệu lực sẽ là đòn bẩy tốt để các doanh nghiệp Việt Nam tăng cường xuất khẩu vào các nước EU (đặc biệt là đối với các sản phẩm chế biến trước đây có mức thuế từ 5 - 9%).

Để có thể tận dụng tốt các cơ hội nêu trên, doanh nghiệp cần phải chủ động tìm hiểu thông tin về các FTA để nắm vững cam kết giữa Việt Nam và các thị trường đối tác, đặc biệt là các thông tin về ưu đãi thuế quan, các yêu cầu về chất lượng, quy tắc xuất xứ hàng hóa.

Rose
Theo Đời sống Plus/GĐVN