Cụ thể, giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giảm còn mức 45.500 đồng/kg, đây vẫn là địa phương có giá cao nhất cả nước. Tương tự, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) có giá 45.000 đồng/kg. Giá tiêu tại Đắk Lắk (Ea H'leo) giữ ở mức 45.000 đồng/kg.
Giá tiêu tại Đồng Nai đứng giá dao động quanh ngưỡng 44.500 đồng/kg. Giá tiêu tại Chư sê (Gia Lai) đứng ở mức 45.000 đồng/kg. Tương tự, giá tiêu tại Bình Phước tăng lên mức 45.000 đồng/kg.
Thị trường giá nông sản trong nước theo sát diễn biễn giá nông sản thế giới Thị trường xuất khẩu nông sản càng lúc càng cạnh tranh gay gắt, không chỉ giá mà còn sản lượng. Vì thế giá nông sản thế giới biến động sẽ tác động thị trường giá nông sản tại Việt Nam Giá cả thị trường nông sản như hồ tiêu, cà phê tăng sẽ giúp người nông dân gắn bó với nông nghiệp.
Thị trường hồ tiêu vẫn lặng sóng.
Từ năm 2010 đến nay, diện tích hồ tiêu nước ta tăng rất nhanh, năm 2010 cả nước có 51,3 nghìn ha, năm 2014 là 85,6 nghìn ha, đến hết 2017 theo số liệu của các tỉnh là 151,9 nghìn ha, tăng 196 % so với năm 2010, tăng 22% so với năm 2016 và vượt định hướng phát triển trên 100 nghìn ha.
Diện tích hồ tiêu bắt đầu giảm từ năm 2018 xuống 149,8 nghìn ha và dự kiến năm 2019 giảm còn 140 nghìn ha.
Nguyên nhân do: khi tiêu được giá, nông dân đầu tư trồng tiêu trên nhiều loại đất khác nhau (đất trồng tiêu cũ, phá bỏ cây trồng khác sang trồng tiêu), chăm bón nhiều phân vô cơ, phân bón lá, kích thích sinh trưởng, sử dụng nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật… để nhằm cây sinh trưởng nhanh, tạo năng suất cao.
Tuy nhiên khi giá tiêu giảm mạnh nông dân đã hạn chế hoặc không chăm sóc, không phòng trừ sâu bệnh dẫn đến cây suy kiệt, giảm sức chống chịu với dịch bệnh và điều kiện thời tiết bất thuận.