Giá hồ tiêu thế giới hôm nay 18/9
Hôm nay 18/9/2019 lúc 9h, giờ Việt Nam giá tiêu thế giới giao ngay tại sàn Kochi Ấn Độ, giá hạt tiêu đen xuất khẩu giảm 0,87%, giá tiêu thế giới giao ngay tại sàn Kochi (Ấn Độ) ở mức 34.100 Rupi/tạ.
Giá hạt tiêu trên (sàn SMX - Singapore) tháng 9 vẫn không đổi, ở mức 6.500 USD/tấn.
Nguồn: giacaphe.com
Theo Hiệp hội Hạt tiêu Quốc tế (IPC), nhu cầu hạt tiêu thế giới khoảng 510.000 tấn/năm và bình quân mỗi năm tăng 2 - 3%, trong khi sản lượng tăng 8 - 10%.
Sản lượng hạt tiêu thế giới năm 2018 đạt 557.000 tấn và dự kiến đạt 602.000 tấn năm 2019. Dự báo đến năm 2050, sản lượng hạt tiêu thế giới sẽ tăng lên 1 triệu tấn và nhu cầu tiêu dùng cũng tăng lên, nhưng chưa cân đối với nguồn cung.
Do vậy, giá hạt tiêu sẽ khó có khả năng phục hồi mạnh do cung vượt cầu.
Trong thời gian ngắn sắp tới, Bra-xin chuẩn bị bước vào vụ thu hoạch hạt tiêu chính với 80% chất lượng tốt bán ra thị trường thế giới đạt tiêu chuẩn hữu cơ.
Giá hồ tiêu trong nước
Hôm nay mức giá cao nhất ở mức 44.000 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất 40.000 đồng tại Đồng Nai .
Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo) đều giảm 500 đồng/kg về mức 42.500đồng/kg.
Giá tiêu tại Gia Lai về mức 40.500 đồng/kg.
Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay ổn định ở ngưỡng 44.000 đồng/kg.
Giá tiêu tại Bình Phước ở ngưỡng 44.000 đồng/kg.
Giá tiêu tại Đồng Nai về mức 42.500 đồng/kg.
Thị trường hồ tiêu trong nước vẫn đứng giá.
Đây là mức giá thấp nhất tại các địa phương trồng tiêu trọng điểm. Theo Hiệp hội Hồ tiêu quốc tế nhu cầu thế giới hiện khoảng 510.000 tấn/năm và bình quân mỗi năm tăng 2 - 3%, trong khi sản lượng hồ tiêu toàn cầu tăng 8 - 10%. Sản lượng hồ tiêu toàn cầu năm 2018 đạt 557.000 tấn và dự kiến đạt 602.000 tấn năm 2019.
Dự báo đến 2050, sản lượng hồ tiêu thế giới sẽ tăng lên 1 triệu tấn và nhu cầu tiêu dùng hồ tiêu thế giới cũng tăng lên, nhưng chưa cân đối với nguồn cung. Do vậy, giá tiêu có thể vẫn còn bấp bênh trong một thời gian nữa.
Ngành sản xuất, chế biến hồ tiêu Việt Nam đang ở tình thế rất bấp bênh, do diện tích phát triển vượt quá quy hoạch, đặc biệt là ở các vùng không phù hợp, dịch bệnh trên cây hồ tiêu vẫn chưa có biện pháp phòng trừ hiệu quả. Tổ chức sản xuất, sơ chế và chế biến sâu hồ tiêu còn nhiều hạn chế, chưa phát huy hết tiềm năng, lợi thế của ngành hồ tiêu.
Trong thời gian hai năm trở lại đây, nhiều quốc gia như Braxin, Ấn Độ, Indonesia trở thành đối thủ cạnh tranh với Việt Nam về sản lượng cũng như chất lượng, trong đó, đáng quan tâm nhất là hồ tiêu Braxin có chất lượng tốt hơn với 80% lượng bán ra thị trường thế giới đạt tiêu chuẩn hữu cơ.