Giá tiêu hôm nay 15/6/2019, giá tiêu tăng ở Gia Lai, Đắk Lắk – Đắk Nông. Giá tiêu Tây Nguyên và miền Nam dao động từ 44.500 – 46.500 đồng/kg.
Cụ thể, giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đứng ở mức 46.500 đồng/kg. Song song đó, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) tăng 500 đồng lên mức 46.000 đồng/kg. Giá tiêu tại Đắk Lắk (Ea H'leo) tăng 500 đồng lên mức 46.000 đồng/kg. Giá tiêu tại Đồng Nai đứng giá dao động quanh ngưỡng 44.500 đồng/kg. Giá tiêu tại Chư sê (Gia Lai) tăng 500 đồng đứng ở mức 45.000 đồng/kg. Tương tự, giá tiêu tại Bình Phước tăng 500, lên mức 46.000 đồng/kg.
Thị trường giá nông sản trong nước theo sát diễn biễn giá nông sản thế giới Thị trường xuất khẩu nông sản càng lúc càng cạnh tranh gay gắt, không chỉ giá mà còn sản lượng. Vì thế giá nông sản thế giới biến động sẽ tác động thị trường giá nông sản tại Việt Nam. Giá cả thị trường nông sản như hồ tiêu, cà phê tăng sẽ giúp người nông dân gắn bó với nông nghiệp.
Giá tiêu hôm nay tiếp tục tăng.
Theo số liệu thống kê từ Ủy ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ, nhập khẩu hạt tiêu của nước này trong quý I/2019 đạt 56.738 tấn, trị giá 150,74 triệu USD, tăng 6% về lượng, nhưng giảm 1,5% về trị giá so với quý I/2018. Giá nhập khẩu bình quân hạt tiêu của Hoa Kỳ quý I/2019 đạt mức 2.657 USD/tấn, giảm 7,1% so với quý I/2018.
Đáng chú ý, giá nhập khẩu bình quân hạt tiêu của Hoa Kỳ từ một số nguồn cung tăng so với cùng kỳ năm ngoái, gồm Mê-hi-cô tăng 22,4%, lên mức 1.389 USD/tấn; Trung Quốc tăng 3,3%, lên mức 3.012 USD/tấn; Ấn Độ tăng 5,0%, lên mức 2.856 USD/tấn; Tây Ban Nha tăng 5,5%, lên mức 3.474 USD/tấn.
Ở chiều ngược lại, giá nhập khẩu bình quân hạt tiêu của Hoa Kỳ từ các thị trường giảm, gồm Việt Nam giảm 31,6%, xuống còn 3.231 USD/tấn; Brazil giảm 41,8%, xuống còn 2.251 USD/tấn; Pê-ru giảm 10,2%, xuống còn 2.935 USD/tấn; In-đô-nê-xi-a giảm 40,3%, xuống còn 3.645 USD/tấn