Giá hồ tiêu thế giới hôm nay 12/11
Hôm nay 12/11/2019 lúc 9h, giờ Việt Nam giá tiêu thế giới giao ngay tại sàn Kochi Ấn Độ, giá hạt tiêu đen xuất khẩu giảm 1,05%, giá tiêu thế giới giao ngay tại sàn Kochi (Ấn Độ) ở mức 32.900 Rupi/tạ.
Giá hạt tiêu trên (sàn SMX - Singapore) tháng 10 vẫn không đổi, ở mức 6.500 USD/tấn.
Nguồn: giacaphe.com
Bộ NN&PTNT dự báo, trong thời gian tới, giá tiêu trong nước và thế giới sẽ khó có khả năng tăng mạnh do áp lực dư cung.
Theo báo cáo của Hiệp hội hồ tiêu quốc tế (IPC), tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của nhu cầu hạt tiêu thế giới chỉ đạt khoảng 2-3%/năm, trong khi nguồn cung tăng trưởng tới 8-10%/năm.
IPC dự báo, năm 2019, tổng nhu cầu tiêu của thế giới chỉ đạt khoảng 450 nghìn tấn, ít hơn khoảng 100 nghìn tấn so với tổng sản lượng hạt tiêu toàn cầu.
Giá hồ tiêu trong nước
Giá hồ tiêu hôm chưa có biến động mới. Thị trường tiêu dao động quanh mức 38.500-41.500 đồng/kg.
Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại huyện Châu Đức (Bà Rịa-Vũng Tàu) ở mức 41.500 đồng/kg.
Giá hồ tiêu tại Bình Phước là 40.500 đồng/kg.
Giá hồ tiêu tại Đắk Lắk (Ea H'leo), Đắk Nông (Gia Nghĩa) dao động quanh mức 40.000 đồng/k.
Tương tự giá hồ tiêu tại Gia Lai và Đồng Nai lần lượt là 39.000 đồng/kg và 38.500 đồng/kg.
Giá hồ tiêu trong nước đang đi ngang.
Báo cáo của Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương đã nêu thực trạng xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam và đánh giá những thuận lợi, khó khăn, đồng thời nêu các giải pháp nâng cao giá trị gia tăng và năng lực cạnh tranh ngành hồ tiêu Việt Nam.
Xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam năm 2018 đạt 232,7 nghìn tấn, trị giá 758,8 triệu USD, tăng 8,3% về lượng nhưng kim ngạch giảm 32,1% so với năm 2017. Giá xuất bình quân giảm 37,32% chỉ đạt 3.260,24 USD/tấn. Nửa đầu năm 2019, mặc dù tiếp tục phải đối mặt với những khó khăn, cạnh tranh và rào cản kỹ thuật cũng như giá giảm mạnh trên thị trường thế giới, Việt Nam đã xuất khẩu 176,8 nghìn tấn, trị giá 452,12 triệu USD, tăng 34,1% về lượng và trị giá giảm nhẹ 0,11% so với cùng kỳ 2018.
Đáng chú ý, so với các năm trước, thị trường xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam có thêm các thị trường mới như: Arập Xêút đạt 2,18 nghìn tấn; Myanmar 2,15 nghìn tấn; Senegal đạt 1,89 nghìn tấn; Sri Lanka 150 tấn và Algeria 413 tấn.
Giá bán hồ tiêu phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Cung – cầu trong nước và quốc tế và khả năng cạnh tranh của hồ tiêu Việt Nam. Trên thực tế, mặc dù khối lượng xuất khẩu hồ tiêu tăng nhưng giá giảm đã ảnh hưởng không nhỏ tới kim ngạch.
Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản cho biết, giá trị xuất khẩu hồ tiêu liên tục tăng từ năm 2000 đến năm 2016, nhưng lại liên tục giảm trong 3 năm qua. Nguyên nhân do nguồn cung tăng trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Riêng ở Việt Nam, chất lượng một phần hồ tiêu bị ảnh hưởng từ việc sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật quá mức nên giá giảm hơn so với hồ tiêu một số quốc gia khác.
Năm 2019 được đánh giá là năm khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ nông sản nói chung và ngành Hồ tiêu nói riêng, giữa bối cảnh trong nước và quốc tế có nhiều thuận lợi xen lẫn khó khăn.