Thứ năm, 21/11/2024 | 22:58
RSS

Giá gas hôm nay 4/7: Thế giới tiếp tục giảm

Thứ bảy, 04/07/2020, 08:55 (GMT+7)

Giá gas hôm nay 4/7, nền kinh tế toàn cầu khó khăn trong bối cảnh dịch Covid-19 đe dọa quay trở lại đẩy giá gas thế giới tăng trở lại. Giá gas trong nước ổn định.

Sự kiện:
giá gas hôm nay

Giá gas trong nước 4/7

Giá gas bán lẻ trong nước tăng giá từ 1/7/2020. Công ty TNHH một thành viên Dầu khí TP HCM (Saigon Petro) cho biết từ ngày 1/7, giá bán gas SP tăng 292 đồng/kg (đã tính thuế VAT), tương đương 3.500 đồng/bình 12kg. Giá bán lẻ tối đa đến tay người tiêu dùng 314.500 đồng/bình 12kg.

Công ty cổ phần thương mại dầu khí Thái Bình Dương (Pacific Petro) - cũng cho biết các sản phẩm gas bán lẻ của doanh nghiệp tăng 250 đồng/kg, tương ứng 3.000 đồng/bình 12kg.

Theo đó, giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng của một số thương hiệu gas như City Petro, Esgas, Gas Pacific… trong tháng 7 không vượt quá 338.00 đồng/bình 12kg và 1.408.000 đồng/bình 50kg.

Trước đó, trong tháng 6 giá bán lẻ gas SP tối đa đến tay người tiêu dùng từ ngày 1/6/2020 vẫn giữ ở mức 311.000 đồng/bình 12kg.

Như vậy, Giá gas tháng 6 không đổi so với tháng 5/2020, sau khi bất ngờ tăng mạnh tới 34.000 đồng/bình 12kg. Tính từ đầu năm đến nay, mỗi bình gas 12kg hiện còn thấp hơn 26.000 đồng so với thời điểm cuối năm 2019.

Giá gas hôm nay 4/7: Thế giới tiếp tục giảm

Giá gas thế giới 4/7

Thị trường giá gas thế giới quay đầu giảm do dịch covid-19 Cụ thể, giá gas giảm hơn 0,4% xuống 1,71 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 8 vào lúc 10h15 (giờ Việt Nam).

Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ đã bắt đầu giảm dần và người dân đang dần làm việc lại bình thường đã đẩy cao nhu cầu trên thị trường. Thế nhưng do tình hình dịch COVID-19 đang ngày càng lan rộng ra tại một số tiểu bang của Mỹ đã kìm hãm sự phục hồi của nhu cầu thị trường.

Nguồn cung khí đốt tự nhiên ở Mỹ tăng nhẹ, do tăng nhập khẩu từ Canada. Tổng nguồn cung khí đốt tự nhiên trung bình tăng 0,6% so với tuần báo cáo trước đó theo EIA. Sản lượng khí khô tự nhiên giảm 0,3% so với báo cáo tuần trước. Nhập khẩu trung bình từ Canada tăng 13% so với tuần trước, với dòng chảy tăng tại các điểm qua biên giới ở Đông Bắc để đáp ứng nhu cầu trong khu vực.

Minh Hồng (T/h)
Theo Đời sống Plus/GĐVN