Giá gas bán lẻ trong nước tăng giá từ 1/7/2020. Công ty TNHH một thành viên Dầu khí TP HCM (Saigon Petro) cho biết từ ngày 1/7, giá bán gas SP tăng 292 đồng/kg (đã tính thuế VAT), tương đương 3.500 đồng/bình 12kg. Giá bán lẻ tối đa đến tay người tiêu dùng 314.500 đồng/bình 12kg.
Công ty cổ phần thương mại dầu khí Thái Bình Dương (Pacific Petro) - cũng cho biết các sản phẩm gas bán lẻ của doanh nghiệp tăng 250 đồng/kg, tương ứng 3.000 đồng/bình 12kg.
Theo đó, giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng của một số thương hiệu gas như City Petro, Esgas, Gas Pacific… trong tháng 7 không vượt quá 338.00 đồng/bình 12kg và 1.408.000 đồng/bình 50kg.
Trước đó, trong tháng 6 giá bán lẻ gas SP tối đa đến tay người tiêu dùng từ ngày 1/6/2020 vẫn giữ ở mức 311.000 đồng/bình 12kg.
Như vậy, giá gas tháng 6 không đổi so với tháng 5/2020, sau khi bất ngờ tăng mạnh tới 34.000 đồng/bình 12kg. Tính từ đầu năm đến nay, mỗi bình gas 12kg hiện còn thấp hơn 26.000 đồng so với thời điểm cuối năm 2019.
Giá gas hôm nay 26/7 giảm hơn 0,6% lên 1,96 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 8 vào lúc 10h10 (giờ Việt Nam).
Giá khí đốt tự nhiên tăng cao hơn tăng 1,25% vào thứ Sáu (24/7) và tăng hơn 5% trong tuần. Bão nhiệt đới Hanna hiện đã hình thành ở Vịnh Mexico và đang hướng thẳng đến bờ biển Texas.
Giá khí đốt tự nhiên sẽ ảnh hưởng bởi cơn bão. Cơn bão nhiệt đới Gonzalo đang hướng đến vùng biển Caribbean và có thể tiến vào Vịnh Mexico. Nguồn cung tăng trong tuần gần nhất theo một báo cáo gần đây của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA)
Một số dấu hiệu dự báo rằng nhu cầu và giá giao ngay đối với khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Mỹ đang bắt đầu phục hồi ở khu vực tiêu thụ hàng đầu châu Á.
Giá giao ngay cho hàng hóa vận chuyển đến Đông Bắc Á LNG-AS đã tăng lên 2,40 USD/mmBtu trong tuần đến ngày 17/7, đưa nó lên cao hơn 30% so với mức thấp kỈ lục 1,85 USD/mmBtu trong tuần đến ngày 29/7.
Mặc dù mức tăng phần trăm đó có vẻ ấn tượng, nhưng đáng chú ý là giá giao ngay vẫn ở mức thấp trong lịch sử, và bằng khoảng một nửa giá hiện tại vào thời điểm này năm ngoái.
Mặc dù các thương nhân báo cáo hàng hóa dồi dào có sẵn, nhưng có vẻ như tháng 7 có thể thấy sự gia tăng nhập khẩu ở khu vực Đông Bắc Á, bao gồm ba nguồn tiêu thụ LNG lớn nhất thế giới Nhật Bản Trung Quốc và Hàn Quốc.