Thứ bảy, 20/04/2024 | 15:48
RSS

Dùng thuốc Đông Y không rõ nguồn gốc - Hậu quả khôn lường!

Thứ sáu, 31/03/2023, 18:06 (GMT+7)

Với tần suất quảng cáo tràn lan, chắn chắn đang có không ít người sử dụng các bài thuốc đông y trôi nổi của các “lang băm” được PR rầm rộ: “Nhà tôi 3 đời cam kết chữa khỏi 100%”. Thế nhưng, hậu quả khi dùng thuốc Đông y không rõ nguồn gốc này lại vô cùng trầm trọng...

Với tần suất quảng cáo tràn lan trên các kênh truyền thông đại chúng, chắn chắn đang có không ít người dân vẫn đang tin tưởng và sử dụng các bài thuốc đông y trôi nổi của các “lang băm” được PR rầm rộ: “Nhà tôi 3 đời cam kết chữa khỏi 100%”.

Thế nhưng, hậu quả của việc sử dụng thuốc Đông y không rõ nguồn gốc này lại vô cùng trầm trọng, cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

1. Tại sao phương pháp chữa bệnh bằng Đông Y đến nay vẫn được ưa chuộng?

Theo các chuyên gia, Đông Y trị bệnh tận gốc, Tây Y trị bệnh ở ngọn. Trị bệnh theo các bài thuốc Đông y, tuy thời gian khỏi bệnh có tiến triển chậm hơn, nhưng khi khỏi bệnh thì tỷ lệ tái phát rất thấp hơn so với những phương pháp khác, do vậy là Đông Y đã hơn Tây Y rồi.

Mặt khác, nền y học phương Tây mặc dù có nhiều tiến bộ hơn Châu Á và châu Phi, nhưng khả năng đề kháng với các loại bệnh tật của họ lại yếu hơn người Châu Á và châu Phi. Điều này chứng tỏ thói quen dùng thuốc Tây làm giảm đi khả năng miễn dịch của cơ thể. Còn dùng thuốc Nam từ cỏ cây hoa lá giúp cho hệ miễn dịch tốt hơn.

Đồng thời, thuốc Đông Y không gây tổn hại gan, thận như thuốc Tây. Đa phần thuốc Tây khi dùng trị bệnh, gan và thận là 2 bộ phận phải hoạt động tích cực nhất để lọc máu và đào thải độc tố trong quá trình tương tác của thuốc.

thuoc-dong-y

Những người hay dùng thuốc Tây từ nhỏ khi về già có khả năng mắc bệnh gan, thận cao hơn gấp 5 lần so với người dùng thuốc Nam, bởi thuốc Nam không sản sinh độc tố nên ít gây tổn hại cho cơ thể.

Thuốc Tây tuy tiện lợi nhưng thời gian sử dụng là hữu hạn. Thuốc Nam dễ trồng, dễ tìm: Xung quanh chúng ta đâu đâu cũng là cây thuốc, vị thuốc hữu ích.

2. Dùng thuốc Đông Y không rõ nguồn gốc - Tại sao “tiền mất mà tật vẫn mang”?

2.1. Vì nguồn dược liệu không đảm bảo

Nhận được những chia sẻ từ Cục trưởng cục Quản lý Y, Dược học cổ truyền, ông Phạm Vũ Khánh cho biết: “300 – 400 tấn là con số tổng kết lượng dược liệu mỗi tuần nhập khẩu từ Trung Quốc sang Việt Nam qua cửa khẩu Chi Ma, Lạng Sơn và giá của nguồn dược liệu này rẻ gấp 5 lần so với nguồn dược liệu trồng và thu hái tự nhiên theo tiêu chuẩn. Ngoài ra còn vô vàn các loại dược liệu nhập lậu từ nước ngoài không được kiểm nghiệm , thông hành qua các con đường buôn bán trái phép. Chính nguồn dược liệu nhập khẩu này đã ảnh hưởng không ít đến vấn đề an ninh của dược liệu nuôi, trồng trong nước và sức khỏe của người tiêu dùng".

2.2. Bảo quản kém, bào chế không có quy trình

Các loại thuốc Đông y trôi nổi được mua về với số lượng lớn và bảo quản bằng asen, thủy ngân, photpho, lưu huỳnh… Những chất độc hại này nếu tồn dư trong cơ thể vượt ngưỡng cho phép có thể dẫn đến ngộ độc.

Theo các bác sĩ tại khoa Chống độc của Bệnh viện Bạch Mai, nhiều người bệnh không phải bị dị ứng, nhiễm độc do các hoạt chất trong thuốc Đông y mà nguyên nhân là do những hóa chất sử dụng trong quá trình bảo quản, bào chế thuốc để chống ẩm mốc.

sac-thuoc-dong-y

Bên cạnh đó, việc sắc thuốc không đúng phương pháp cũng sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc. Các loại cao đơn hoàn tán hình thức có vẻ già nua, cũ kỹ, không hiện đại, không tiện dụng khiến bệnh nhân ngại uống thuốc, uống thuốc không đều làm giảm hiệu quả điều trị bệnh.

2.3. Trộn tân dược vào thuốc Đông Y mong “ chóng khỏi”

Nhiều thầy lang thường có “thói quen” trộn thêm corticoid vào thuốc đông y để người bệnh mau khỏi và được tiếng “thầy thuốc” mát tay. Corticoid thường được sử dụng để làm giảm viêm, giảm sưng, đỏ da, ngứa và dị ứng hoặc các vấn đề như hen suyễn, viêm khớp.

Tuy nhiên, thuốc có thể làm giảm khả năng đề kháng với nhiễm trùng và tương tác với các thuốc khác hoặc tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Nếu nạp corticoid quá nhiều có thể dẫn đến loãng xương, Viêm loét dạ dày chảy máu dạ dày, suy thận, thậm chí đột tử.

2.4. Quảng cáo “treo đầu dê bán thịt chó”

Người có bệnh bao giờ cũng muốn chóng khỏi. Thế nên, dùng thuốc Tây không đỡ, lại được người này người kia mách là “Đông Y khỏi, bài này khỏi, thầy kia tốt” thế là vượt ngàn cây số đến tận nơi mua cho bằng được.

Chữa bệnh bằng Đông Y không phải hợp thuốc người này cũng sẽ hợp cho người kia. Cứ chạy theo những lời quảng cáo thái quá về hiệu quả mà quên mất tình trạng bệnh của mình đang ở giai đoạn nào và thầy thuốc nào mới có uy tín thìthuốc Tây hay thuốc Đông, cũng chẳng có lợi ích.

3. Để phòng và điều trị bệnh, hãy tìm hiểu và sử dụng sản phẩm Đông y thế hệ 2 – bước đột phá mới của nền đông y hiện đại

Người bệnh muốn dùng thuốc Đông y hiệu quả, nên chọn những sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, ghi tên doanh nghiệp sản xuất, ghi rõ thành phần, công dụng, khuyến cáo. Tốt hơn là lựa chọn các sản phẩmĐông y thế hệ 2 kế thừa từ bài thuốc bí truyền kỳ diệu của dân gian, sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại tại nhà máy dược đạt chuẩn GMP-WHO (Thực hành tốt sản xuất thuốc theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới).

Các sản phẩm Đông y thế hệ 2 được sản xuất thành dạng viên nén, siro tiện lợi trong việc phân liều, sử dụng, cất trữ, bảo quản và vận chuyển.

nha-may-chuan-who-nhat-nhat

GMP-WHO đặt ra yêu cầu khắt khe từ đầu vào (dược liệu, nhà máy, con người, quy trình sản xuất) đến đầu ra (sản phẩm, quy trình kiểm nghiệm chất lượng, phân phối)… Do được kiểm soát khắt khe nên nguồn dược liệu phải đạt chuẩn, không chứa hóa chất gây hại, quy trình sản xuất khép kín, đảm bảo vẫn giữ được đặc tính sinh, hóa của dược liệu, sản xuất công nghiệp nhưng hiệu quả của bài thuốc bí truyền vẫn được bảo toàn.

Nhiều loại sản phẩmĐông y thế hệ 2 đã được kiểm nghiệm lâm sàng, được Bộ Y tế phê duyệt và chứng minh hiệu quả vượt trội so với các loại thuốc tân dược được so sánh.

Chính vì thế, ngày càng có nhiều chuyên gia y dược và bệnh nhân tin dùng sản phẩm Đông y thế hệ 2 trong việc điều trị bệnh, dự phòng và nâng cao sức khỏe.

DS. Hà Oanh
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại