Thứ sáu, 19/04/2024 | 06:00
RSS

Điều trị thoái hóa, vôi hóa đốt sống cổ bằng bài thuốc bí truyền

Thứ tư, 07/08/2019, 15:48 (GMT+7)

Tuy nhiên, nếu chỉ sản xuất thuốc đông y theo các bài thuốc cổ phương có trong sách, trên mạng thì công ty nào cũng làm được, công dụng cũng na ná như nhau, khó mà có được thuốc hiệu quả vượt trội. Nhưng cũng có một số bài thuốc bí truyền công dụng vượt trội, hiệu quả hơn hẳn.

Thoái hóa đốt sống cổ gây đau cả một vùng từ gáy, bả vai, trán, đỉnh đầu… rất hay gặp ở những người cao tuổi, người làm việc văn phòng. Bệnh có thể gây tổn thương và ảnh hưởng đến rối loạn tuần hoàn não, chèn ép rễ thần kinh, tủy gây đau đầu, tức mắt, tê buồn chân tay.

Điều trị thoái hóa, vôi hóa đốt sống cổ bằng bài thuốc bí truyền

Hay gặp ở dân văn phòng, người già Ít vận động là một trong những nguyên nhân gây thoái hóa, vôi hóa đốt sống cổ. Đây là bệnh thường gặp nhất đối với dân văn phòng do thường xuyên ngồi một chỗ, ít vận động.

Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh lý ở các đốt sống cổ, mới đầu chỉ là hư khớp ở các diện thân đốt, đĩa liên đốt tới các màng, dây chằng, dần dần về sau xuất hiện hiện tượng thoái hóa các đốt sống, gây đau vùng cổ, nhất là khi vận động vùng cổ.

Vùng cổ và gáy không được cử động thường xuyên hoặc luôn cố định ở một tư thế, hoặc làm những công việc luôn đòi hỏi cúi nhiều, ngửa nhiều, mang vác nặng trên đầu hay ngồi trước màn hình ti vi quá lâu, chế độ sinh hoạt chưa đảm bảo các chất khoáng, canxi… cũng dễ làm sai lệch cấu trúc bình thường của cổ, dẫn tới biến đổi mô xương, dây chằng, cơ và dễ dẫn đến thoái hóa các mô cột sống, hình thành các gai xương đốt sống.

Thoái hóa đốt sống cổ thường xuất hiện ở người sau 40-50 tuổi, yếu tố nguy cơ là làm việc ở tư thế cúi, cử động nhiều ở vùng đầu cổ. Những người dễ bị thoái hóa đốt sống cổ nhất là những người ít vận động, thợ cấy, thợ cắt tóc, nha sĩ, thợ sơn trần, diễn viên xiếc… Tuy nhiên bệnh đang có xu hướng trẻ hóa, nhiều người từ 25-28 tuổi đã có triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ.

Thoái hóa đốt sống cổ thường gây đau cổ khi vận động, cơn đau kéo dài từ gáy lan ra tai, đầu, vùng trán, đau từ gáy lan xuống bả vai… hạn chế vận động phần cổ: các động tác cổ bị vướng và đau; có thể thỉnh thoảng bị vẹo cổ; có cơn đau kéo dài từ gáy lan ra tai, cổ, ảnh hưởng tới tư thế đầu cổ, đau lan lên đầu; có thể nhức đầu ở vùng chẩm, vùng trán, đau từ gáy lan xuống bả vai, cánh tay;  các cử động ở cổ bị hạn chế; có cảm giác cứng gáy, có điểm đau khi ấn vào các gai xương và các mỏm ngang của cột sống cổ.

Thoái hóa đốt sống cổ phía trên, còn gây nấc, ngáp, chóng mặt, thấy nôn nao, có thể xuất hiện hiện tượng chi dưới yếu hoặc bị ngã đột ngột. Thậm chí có những bệnh nhân bị thoái hóa lâu năm có thể thêm các triệu chứng như đau cánh tay, buốt đến bàn tay, luôn cảm thấy đau đỉnh đầu và tức hốc mắt...

Nguy hiểm nếu để lâu, không chạy chữa

Thoái hóa đốt sống cổ nếu không được điều trị sớm dễ trở thành thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ, điều trị rất phức tạp. Với một thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ nhẹ và vừa ở độ 1-2 thì điều trị ngoại khoa còn có hy vọng kết quả. Ở độ 3-4 và có chèn ép tuỷ thì phải can thiệp phẫu thuật. Sau mổ có thể để lại di chứng như viêm dính màng nhện tuỷ hoặc viêm dính đám rối thần kinh, viêm tuỷ cổ do nhiễm khuẩn…

Thoái hóa đốt sống cổ có thể chèn ép mạch máu gây rối loạn tuần hoàn não . Thậm chí còn có thể gây bại liệt một hoặc hai tay, gây hội chứng chèn ép tủy, cổ, rối loạn cảm giác tứ chi, rối loạn thực vật, chèn ép rễ thần kinh, tủy hoặc gây rối loạn thần kinh thực vật. Do vậy, bệnh nhân cần được thăm khám lâm sàng thần kinh, kết hợp với các thăm dò hiện đại khác để phát hiện, xử lý kịp thời. Tại bệnh viện, bệnh nhân sẽ được chụp X-quang, cộng hưởng từ cột sống cổ để  đánh giá mức độ bệnh và có hướng điều trị hợp lý.

Bệnh biểu hiện dưới dạng thoái hóa đĩa đệm, thoái hóa đốt sống (cảm giác gai xương)… làm biến dạng cột sống cổ, khớp đốt sống cổ cứng lại, hạn chế vận động. Những bệnh thường gặp ở cột sống như viêm cột sống dính khớp, các bệnh về khớp đặc biệt là viêm khớp, làm cho đốt sống cổ thoái hóa nặng, hình thành nên các gai xương. Khi vận động đầu cổ, gai xương này kích thích, chèn vào các rễ dây thần kinh gây đau.

Điều trị thế nào?

Điều trị thoái hóa đốt sống cổ ở mức độ nhẹ, cần nghỉ ngơi, thư giãn, kết hợp liệu pháp điều trị vật lý trị liệu an toàn, tránh vật lý trị liệu thô bạo làm hư xương sụn cột sống cổ khiến bệnh thêm nặng. Ngoài ra có thể dùng thuốc giãn cơ, tăng cường thần kinh hoặc vitamin…

Điều trị vật lý trị liệu có thể tập cột sống cổ bằng vận động nhẹ nhàng từ cúi ngửa nghiêng xoay với nguyên tắc vận động làm sao không được đau thêm, không gây chóng mặt… Xoay cột sống cổ nhẹ nhàng ở góc vừa phải, xoay không làm đau thêm. Sau mỗi lần vận động cột sống cổ nên nằm nghỉ khoảng 30 phút. Người bệnh cũng có thể xoa bóp nhẹ nhàng hoặc chườm nóng, chiếu đèn hồng ngoại ở khu vực đốt sống cổ.

Từ lâu, các bài thuốc nguồn gốc thiên nhiên trị các chứng phong tê thấp đã được sử dụng. Tuy nhiên, nếu chỉ sản xuất thuốc đông Y theo các bài thuốc cổ phương có trong sách, trên mạng thì công ty nào cũng làm được, công dụng cũng na ná như nhau, khó mà có được thuốc hiệu quả vượt trội. Nhưng cũng có một số bài thuốc bí truyền đem lại hiệu quả tốt. Bài thuốc XƯƠNG KHỚP Đông y thế hệ 2 lâu đời của dòng họ Hoàng ở Tp. HCM là một ví dụ.

Kim Nguyễn
Theo Đời sống Plus/GĐVN