Đồ chơi là những vật dụng không thể thiếu đối với gia đình có trẻ nhỏ. Một đứa trẻ có thể phát triển trí thông minh và vận động cơ thể bằng cách tiếp xúc với những đồ chơi thông minh, mang tính sáng tạo. Tuy nhiên, không phải loại đồ chơi nào cũng đem lại lợi ích mà an toàn tuyệt đối.
Dưới đây là danh sách 8 loại đồ chơi được coi là "sát nhân" đối với trẻ nhỏ vì trên thực tế nó đã khiến nhiều trẻ tử vong, cha mẹ nên lưu ý:
8. Đồ chơi có cánh quạt
Máy bay hoặc các đồ chơi có cánh quạt là vật dụng hấp dẫn trẻ nhỏ. Tuy nhiên, khi chúng hoạt động, bé chưa biết xử lý đúng cách, những cánh quạt này có thể dễ dàng lia qua ngón tay hoặc bất kì bộ phận nào cơ thể trẻ và gây ra tai nạn.
Lời khuyên: Chọn đồ chơi có chân vịt bằng nhựa mềm. Các cạnh lưỡi cần được mài trơn và không có bất kỳ vết nứt nào.
7. Bộ dụng cụ đồ chơi của bác sĩ
Chắc hẳn sẽ có không ít đứa trẻ mong muốn trở thành bác sĩ trong tương lai và một bộ đồ y khoa là thứ đồ chơi mà chúng ao ước được bố mẹ mua cho. Tuy nhiên, bộ đồ chơi của bác sĩ thường bao gồm rất nhiều các bộ phận nhỏ như "viên thuốc", nó có thể bị kẹt trong mũi hoặc họng trẻ và gây ra nghẹt đường thở.
Lời khuyên: Nếu con muốn mẹ có thể mua cho con bộ dụng cụ y khoa nhưng nhó loại bỏ kích thước nhỏ, đặc biệt là đồ chơi hình ống tiêm.
6. Phao tay cao su
Phao tay cao su không hoàn toàn an toàn cho trẻ khi dưới nước như mẹ nghĩ vì đã có rất nhiều trường hợp mẹ yên tâm khi để con một mình với phao bơi trong bể nước nhưng trẻ dễ dàng bị trượt hoặc lộn ngược.
Ngoài ra, một số sản phẩm còn có chứa isophorone, phenol và hexanone rất độc hại có thể gây kích ứng da kéo dài và các vấn đề khác. Đặc biệt, Isophorone, phenol là hai chất có thể gây ung thư
Lời khuyên: Kích thước phao tay phải được điều chỉnh đúng kích cỡ của trẻ, được sử dụng dưới sự giám sát của người lớn và không được cho trẻ đeo trong hơn nửa giờ.
5. Đồ chơi có pin
Pin tròn tròn giống với bánh kẹo và trẻ nhỏ sẽ muốn nếm thử chúng. Kích cỡ và hình dạng cục pin có thể dễ dàng trôi xuống cổ họng, vào dạ dày của con. Chất lithium bên trong cục pin có thể gây ngộ độc nặng và bỏng cho trẻ. Đã có trường hợp trẻ nhỏ tử vong vì nuốt phải cục pin nên cha mẹ cần đặc biệt cảnh giác với những loại đồ chơi có pin này.
Lời khuyên: Với các đồ chơi bằng pin cần phải cố định chặt chúng ở bên trong đồ chơi, cần thiết mẹ có thể dán chặt nắp đóng pin vào để tránh trường hợp con bóc ra khám phá.
4. Súng đồ chơi
Súng đồ chơi được dùng bằng bất kì loại đạn nào, kể cả nước hoặc bình xịt đều có thể gây thương tích cho trẻ, đặc biệt là mắt.
Trường hợp mới đây nhất đó là nỏ bắn tăm dạng súng, một loại đồ chơi mới xuất hiện trên thị trường đồ chơi Trung Quốc đã khiến một bé trai mù vĩnh viễn.
Lời khuyên: Khi mua súng đồ chơi cần đi kèm với kính bảo vệ hoặc mua kính riêng để bảo vệ mắt cho con.
3. Đồ chơi nam châm
Loại đồ chơi có từ tính phổ biến này thường được gắn mác "3+" (dùng cho trẻ trên 3 tuổi), nhưng trên thực tế, nó dành cho trẻ trên 14 tuổi.
Trẻ nhỏ thường có thói quen cho đồ chơi lên miệng, vì thế khi gỡ các viên tròn bằng răng trẻ có thể sẽ nuốt phải một vài viên. Khi nằm trong ruột, những nam châm này gắn chặt với nhau và làm phẳng các thành ruột.
Lời khuyên: Đồ chơi có nam châm được bảo vệ thêm một lớp vỏ bọc bằng nhựa chắc chắn sẽ an toàn hơn.
2. Bóng bay
Một quả bóng bay có thể phát nổ làm trẻ giật mình sợ hãi hoặc ảnh hưởng đến thính giác. Thậm chí có trường hợp trẻ còn hít phải mảnh vỡ của bóng bay và nghẹt thở. Đó là lý do vì sao bóng bay được khuyên dùng cho trẻ em trên 8 tuổi.
Lời khuyên: Không mua bóng bay bị nhăn và có mùi mạnh. Để phát hiện ra bóng bay có chất lượng thấp, mẹ thử nắm chặt quả bóng bay đó trong lòng bàn tay. Bóng bay kém chất lượng sẽ phát ra âm thanh sột soạt như giấy và bị nhăn nhúm, khó trở lại thành hình dạng mịn màng như ban đầu.
1. Fidget spinner (một dạng đồ chơi nhỏ quay bằng tay)
Một vài bộ phận của đồ chơi này có thể tháo ra và gây thương tích cho trẻ. Cũng đã có trường hợp trẻ nuốt phải một phần của đồ chơi này và dẫn đến tử vong. Ngoài ra loại đồ chơi này có thể khiến trẻ mất tập trung và ảnh hưởng đến học tập.
Lời khuyên: Tháo dây quay ra và để trẻ tự vận động bằng tay
Bé ăn hoài không lớn và nguyên nhân là 1 trong 10 thói quen này của mẹ. Nguồn: Mẹo vặt sức khỏe