Thành phố Hồ Chí Minh nhìn từ trên cao - Ảnh: AFP
Theo Báo Tuổi Trẻ thông tin, một báo cáo mới của Viện McKinsey Global đã cung cấp hình ảnh lụt lội, được tạo ra bằng cách phân tích các mô phỏng thủy văn, bản đồ sử dụng đất, cơ sở dữ liệu cơ sở hạ tầng và biểu đồ thiệt hại. Và hãng cho biết thông tin, TP.HCM sẽ thiệt hại hàng tỉ USD mỗi năm, nếu không nỗ lực ngăn chặn tác động của việc mực nước biển tăng cao do biến đổi khí hậu.
Bên cạnh đó, TP HCM còn cần phải cải thiện quy hoạch đô thị, để tránh thiệt hại do sự kiện thời tiết bất thường có thể ảnh hưởng đến một khu vực rộng lớn.
Tuy được đánh giá là đô thị phát triển nhanh chóng, nhưng tình trạng ngập lụt tại thành phố hiện nay so với 30 năm trước sẽ gây thiệt hại về cơ sở hạt tầng nhiều gấp 20 lần và có nguy cơ tạo ra phản ứng dây chuyền gấp 20 lần.
Sắp tới, các chuyên gia đánh giá nước biển có thể tăng tới mốc 180cm cho đến cuối thế kỷ 21, 2/3 thành phố có nguy cơ đối mặt với trận ngập lịch sử.
Ngoài ra, dù đưa ra viễn cảnh xấu nhất, trưởng nhóm nghiên cứu nói với Channel News Asia rằng báo cáo mới không nhằm đưa ra một lời cảnh báo. Đồng thời, nhóm nghiên cứu cũng thông tin, việc tổn hại về bật động sản, nguồn nước và điện sẽ bị cắt giảm và thiệt hại nghiêm trọng.
Hệ thống tàu điện có thể buộc phải ngưng hoạt động với đến 60% số trạm không sử dụng được, tổn thất tài sản lên đến nhiều tỉ USD.
Trước đó, Theo PLO thông tin, vào cuối năm ngoái Đề xuất từ Hà Lan: Làm đê chống ngập đa chức năng trong việc chống ngập cụ thể như sau:
Cụ thể, đề xuất này gồm hai giải pháp chính: Khu vực nào ngập sâu, ngập nhiều thì làm đê sông, mặt ngoài tiếp giáp với nước để ngăn nước, mặt trong làm nhà giữ xe, khách sạn, tổ chức các dịch vụ. Nói cách khác, đê sau này cũng có thể trở thành địa điểm cung cấp dịch vụ.
Ở một số vùng ngập ít hơn (như ở quận 9), chuyên gia Hà Lan đề xuất giữ lại khoảng 200 ha làm vùng ngập tự nhiên, không bê tông hóa. Đê cũng được xây dựng nhưng chủ yếu để ngăn nước sông lên, còn nước mưa thì thoát vào vùng sinh thái. Diện tích 200 ha này sẽ trở thành vùng sinh thái du lịch sân golf và làm nơi thoát nước tự nhiên. Khu vực này có thể mang lại nhiều mục đích như chống được ngập, không tốn nhiều tiền ngân sách và xây dựng cảnh quan. Ước tính tổng kinh phí cho việc đầu tư hệ thống công trình chống ngập trên vào khoảng 1,266 tỉ USD, dẫn lời PLO thông tin.