Chủ nhật, 24/11/2024 | 04:12
RSS

Đắk Lắk: Hai nữ sinh nghèo được bố mẹ dựng lều học bên núi

Thứ bảy, 11/04/2020, 16:53 (GMT+7)

Vì thấy con hiếu học, bố mẹ đã phải dựng lều trên mô đất cao để 2 nữ sinh bắt được sóng 4G học bài trực tuyến theo kịp bạn bè.

Đắk Lắk: Hai nữ sinh nghèo được bố mẹ dựng lều học bên núi
Đắk Lắk: Hai nữ sinh nghèo được bố mẹ dựng lều học bên núi. Ảnh Báo Thanh Niên

Nhà ở dưới khe suối, bốn bề là núi đồi, 2 cô học trò cuối cấp ở vùng cao Quảng Trị đã được bố mẹ dựng lều giữa đồi.

Trong căn lều trống huơ trống hoác, được lợp bằng bạt xanh, chằng chống bằng 4 cái cột xiêu vẹo. Vùng cao đang buổi chuyển mùa, gió lạnh và hơi núi đá tràn về, nhưng vì tinh thần học tập miệt mài, 2 em vẫn ngồi học để lấy được con chữ bằng bạn bằng bè.

Hai nữ sinh tên Hồ Thị Tăm và Hồ Thị Sương (lớp 12 Trường THPT Đakrông). Các em đã học học trực tuyến cùng các bạn ở lớp tại đây gần một tuần qua.

Được biết thông tin, Thầy Lê Chí Thông - hiệu trưởng Trường THPT Đakrông kể rằng, trong lúc dạy học trực tuyến qua Internet, thầy cô của trường phát hiện qua màn hình nơi hai học sinh ngồi là trên một sườn đồi khá cao và trống trải.

Thầy chia sẻ, hai em nhà ở vùng cao thuộc bản Khe Ngài, rất khó bắt được sóng 4G. 2 em nhà ở cùng bản với nhau, khi tổ chức học trực tuyến, 2 bạn đã nghĩ ra cách chạy lên sường đồi núi, nơi sóng 4G có thể tới được để 2 bạn ngồi học.

Tuy nhiên, học được 2 ngày thì sim hết tiền, các em lại phải nghỉ để lên rẫy làm thuê kiếm tiền mua sim khác. Hoàn cảnh quả thật khó khăn với đồng bào tại nơi đây, chuyện học hành xưa nay vốn khá xa xỉ. Các gia đình quá nghèo nên dân bản ít quan tâm tới chuyện học hành.

Trước đó, tại huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, chiếc lán nhỏ bên sườn núi xã Sủng Trái cũng là nơi một cậu sinh viên năm thứ 3 - Lớp Quản lý công K18, Học viện Hành chính Quốc gia - tự tay dựng lên, để không bỏ sót buổi học online nào.

Tại đây, Xá làm bài tập về nhà, tranh thủ nghiên cứu bài vở, giáo trình chuẩn bị cho 5 tiết học trực tuyến của buổi học sáng mai. Kể cả khi không có tín hiệu học ổn định để học trực tuyến, cũng không có không gian riêng. Chỉ là một nơi tránh mưa tránh nắng, cậu sinh viên vẫn không bỏ sót bất cứ một bài học nào.

Như nhiều ngôi nhà ở tỉnh miền núi cực Bắc của Tổ quốc, gia đình Xá sinh hoạt trong một không gian chung, quây quần cùng bản làng trong thung lũng. Chiếc bàn duy nhất được đặt ở giữa, vừa làm bàn ăn, vừa tiếp khách, vừa là nơi Xá học bài.

Theo Báo giáo dục Thời Đại thông tin, Học viện Hành chính Quốc gia có tới 60% sinh viên là người thuộc các tỉnh miền núi học tập tại trường. Đối với sinh viên thuộc diện chính sách dân tộc khu vực miền núi, Học viện có những chính sách ưu tiên nhất định trong việc thực hiện chế độ chính sách và quản lý đào tạo. Học viện chú trọng các biện pháp đổi mới phương thức giảng dạy để sinh viên đáp ứng với yêu cầu đào tạo.

'Chúng tôi mong muốn các Bộ, ngành chức năng có liên quan đến công tác đào tạo, tiếp tục nghiên cứu, hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ đối với tất cả các tỉnh miền núi, vùng đặc biệt khó khăn, đặc biệt trong việc nâng cao chất lượng hệ thống viễn thông, tạo điều kiện tốt nhất để sinh viên miền núi tiến kịp miền xuôi', Chia sẻ từ thầy Bùi Huy Tùng, Trưởng Ban Quản lý Bồi dưỡng, Học viện Hành chính Quốc gia cho biết.

Trần Ngọc (T/h)
Theo Đời sống Plus/GĐVN