Chủ nhật, 19/01/2025 | 02:22
RSS

Cười ra nước mắt với định nghĩa ‘bá đạo là gì’

Thứ hai, 12/09/2016, 00:00 (GMT+7)

Mỗi người có một khái niệm, định nghĩa khác nhau về ‘thế nào là bá đạo’ ‘bá đạo là gì?’.

Thời gian gần đây, cư dân mạng ‘nổi’ lên nhiều từ ngữ mới trong văn nói. Chúng ta không còn xa lạ với những lời ‘Quá bá đạo!”, “Bá đạo thật” hoặc “Bá đạo trên từng hạt gạo”, trong khi đó, khoảng 80% không ai hiểu “bá đạo là gì”.

Bá đạo gốc là từ Hán Việt, trong đó đạo là đơn vị thành phần chính, bá là thành phần bổ sung để tạo rõ nghĩa. Từ này được xuất hiện ở thời Xuân Khu Chiến Quốc, miêu tả sự quyết đoán, bản lĩnh vô song của bậc anh hào, đại tài. Nó có nghĩa là ‘con đường của kẻ mạnh’ tạo sự uy nghiêm, đường hoàng của người được miêu tả.

Tuy nhiên hiện nay giới trẻ sử dụng từ bá đạo với  nghĩa rất ‘đời thường’, để ám chỉ những sự vật, hiện tượng có tính chất vô địch, vô đối, không thể sánh được, không ai sánh bằng.

Dẫu biết ‘ngữ pháp Việt Nam’ vốn chứa trong mình nhiều ẩn ý và trong mỗi văn cảnh khác nhau sẽ được hiểu theo nghĩa khác nhau nhưng với sự biến tướng ngữ nghĩa của từ Hán Việt này khiến nó trở nên khó nắm bắt.

80% giới trẻ không hiểu 'bá đạo là gì?' 'Bá đạo là gì'[/caption]

Với sự đa nghĩa của 'bá đạo' cụm từ này thường xuyên xuất hiện ở những trò khá oái oăm, hỏi xoáy đáp xoay nhằm tạo tiếng cười vui vẻ. Nhiều tình huống mà khi nghe người ta cũng phải ‘bật cười’ và tò mò cực độ.

Đơn cử như “những câu nói bá đạo của giáo viên khiến học sinh mê mẩn” được hiểu theo nghĩa “các câu nói muôn thuở của thầy cô giáo tâm lý, khích lệ học sinh đặc biệt đến mức làm cho teen mê mẩn”

Hay “choáng với những áng văn bá đạo của teen”, nghĩa là “những bài văn dở/hay (theo quan điểm của teen) đến mức không tưởng tượng được”. Rồi “Game thủ Việt bá đạo thần khúc cả trong và ngoài nước” hoặc “7 chiêu trò bá đạo của học sinh lười nghe giảng”…

Song song đó trên mạng xã hội xuất hiện như nấm những hội mang theo những cái tên rất “ấn tượng” như “Hội bá đạo trong từng hạt gạo, khó đỡ trong từng hơi thở”…với hàng nghìn thành viên.

Đã có rất nhiều luồng tranh cãi về việc áp dụng văn viết vào văn nói hàng ngày hay sử dụng từ Hán-Việt đúng cách, cũng có một bộ phận các bạn trẻ xem việc sử dụng ngôn từ gây sốc như một kiểu “chơi chữ” theo cách riêng của mình.

Với khái niệm được tóm tắt sơ lược trên đây sẽ phần nào giải đáp được một số câu hỏi kiểu : bá đạo là gì, thế nào là bá đạo, bá đạo nghĩa là gì... khiến nhiều người băn khoăn và tò mò khi hầu hết giới trẻ hiện nay đều sử dụng.

Thanh Yến (T/h)
Theo Đời Sống Plus