Chủ nhật, 19/01/2025 | 02:10
RSS

CSGT Hà Nội bác tin ăn hoa quả thổi lên nồng độ cồn

Thứ sáu, 03/01/2020, 20:33 (GMT+7)

Lãnh đạo CSGT Hà Nội cho biết, không có chuyện ăn hoa quả mà thôi lên được nồng độ cồn như thông tin đang được chia sẻ trên mạng xã hội.

CSGT Hà Nội bác tin ăn hoa quả thổi lên nồng độ cồn
CSGT Hà Nội kiểm tra nồng độ cồn tài xế

Nghị định 100/2019/NĐ-CPN bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2020 và thay thế cho Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.

Đáng chú ý, Nghị định 100/2019/NĐ-CP tăng mức xử phạt tài xế vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển xe lên mức tối đa 40 triệu đồng, tước quyền sử dụng GPLX từ 22-24 tháng đối với ô tô.

Với người điều khiển xe máy vi phạm nồng độ cồn, mức phạt từ 6-8 triệu đồng, tước quyền sử dụng GPLX từ 22-24 tháng. Cùng mức vi phạm này, nếu người điều khiển xe đạp vi phạm mức xử phạt sẽ từ 400.000 đồng - 600.000 đồng.

Ngay sau khi nghị định có hiệu lực, đã có rất nhiều tài xế ô tô, xe máy bị xử phạt do vượt nồng độ cồn cho phép khi tham gia giao thông.

Bên cạnh đó, nhiều thông tin cho rằng chỉ cần ăn vải, nho, dứa, táo, sầu riêng...hay uống siro có thể thổi ra nồng độ cồn khiến nhiều người lo lắng. 

Trước sự việc trên, trao đổi với PV, Rrung tá Vũ Mạnh Nam - Đội phó Đội CSGT số 7 (Phòng CSGT TP Hà Nội) cho biết, khi xử lý vi phạm giao thông đều cần phải có căn cứ, biện pháp chuyên môn, nghiệp vụ để phân biệt rõ ràng việc ăn trái cây thổi ra nồng độ cồn nên người dân không cần lo lắng về vấn đề này.

CSGT Hà Nội bác tin ăn hoa quả thổi lên nồng độ cồn
Ông Thắng chia sẻ về việc ăn hoa quả thổi lên nồng độ cồn

Do vậy, trường hợp vi phạm, CSGT sẽ chứng minh để người dân tâm khục khẩu phục chứ không có chuyện ăn hoa quả mà bị xử phạt. Không có chuyện ăn hoa quả mà lên được nồng độ cồn.

Theo Đại tá Nam, kể từ ngày thực hiện theo Nghị định 100//NĐ-CP, đơn vị chưa gặp trường hợp người dân nào chỉ ăn hoa quả rồi điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà bị "dính" nồng độ cồn. Hơn nữa, CSGT hoàn toàn có đủ biện pháp nghiệp vụ để xác định lỗi vi phạm để xử phạt.

Còn ông Trần Anh Thắng – Phó Giám đốc Trung tâm cấp cứu 115 Hà Nội cho biết, với luật xử phạt vi phạm hành chính tài xế lái xe vi phạm nồng độ cồn ông rất ủng hộ việc này. Đây là hành động thiết thực, khuyến cáo người dân khi sử dụng rượu bia không nên sử dụng phương tiện giao thông vì rất nguy hiểm. Khi uống rượu bia, không làm chủ được bản thân, gây ảnh hưởng tính mạng của mình và những người tham gia giao thông xung quanh.

Còn thông tin cho rằng ăn hoa quả thổi lên có nồng độ cồn cần phải được kiểm chứng, phải có nghiên cứu rõ ràng dựa trên căn cứ.

Ông Thắng đưa ra ví dụ: Nếu nói ăn vải có nồng độ cồn, phải cho 1 nhóm khoảng 50 người ăn thử từ 5-10 quả, sau đó test kết quả này mới có cơ sở chứng minh ăn hoa quả có nồng độ cồn. Tất cả phải dựa trên cơ sở chứ không phải cứ đưa những quả nặng mùi quy vào là thổi ra có nồng độ cồn được.

Cao Nguyên
Theo Đời sống Plus/GĐVN