Thống kê cho thấy tại Bệnh viện Nhi Trung ương, trung bình 1 tuần tiếp nhận 100 -130 trẻ mắc cúm A. Bệnh khiến trẻ sốt cao từ 39-40 độ và dễ lây lan cho các thành viên khác trong gia đình. Điều này khiến không ít bậc phụ huynh lo lắng trước diễn biến khó lường về dịch bệnh. TS. Bác sĩ Dương Bá Trực khoa Nhi và TS. Bác sĩ Lê Ngọc Triều khoa Nội Bệnh viện Đa khoa Phương Đông đã có tư vấn thiết thực cho các bậc phụ huynh.
Dịch cúm A khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng cho con. Ảnh minh họa
Biểu hiện và phòng tránh bệnh thế nào?
Theo chia sẻ của TS. Bác sĩ Dương Bá Trực, khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa Phương Đông trên Chuyển động VTV24, khi trẻ mắc cúm, biểu hiện thường gặp nhất là trẻ sốt cao kèm theo mệt mỏi, với những cháu nhỏ kèm nôn chớ và rối loạn tiêu hóa. Trẻ lớn đau đầu, đau người, mệt mỏi, ăn uống kém. Nặng hơn trẻ có thể ho, khó thở, khò khè, trướng bụng, tinh thần trẻ mệt mỏi. Cần lưu ý khi trẻ sốt dễ co giật, dẫn đến chuẩn đoán nhầm.
Nguyên nhân gây cúm là do virus, đường lây nhiễm và bị lây nhiễm qua đường hô hấp như qua nước bọt, hắt hơi nên rất dễ mắc bệnh. Khi không tiếp xúc trực tiếp, những đồ dùng như đồ chơi, sàn nhà, virus có thể sống đến 4 ngày và có thể tiếp xúc vào đường miệng của trẻ nhỏ.
Thời tiết không thuận lợi, rét sớm, không khí lạnh và ẩm giúp không khí tồn tại lâu và phát triển. Mật độ dân số tại thành phố đông làm yếu tố cách ly hạn chế khiến lây nhiễm dễ dàng hơn và làm dịch cúm lan rộng.
Trẻ mắc bệnh nên đeo khẩu trang là biện pháp cách ly đường hô hấp tốt, nên chọn khẩu trang có chất lượng, bộ lọc tốt để đảm bảo cách ly. Có thể dùng thuốc interferol phòng cúm cho các cháu. Trường hợp gia đình có người bị cúm thì người chưa mắc cúm cũng có thể dùng tamiflu, nửa liều điều trị, dùng từ 7-10 ngày mắc virus.
Bác sĩ Dương Bá Trực, khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa Phương Đông
Virus cấp tính trẻ có thể tự ra khỏi cơ thể và khỏi bệnh sau 1 thời gian nhất định. Nếu trẻ không khỏi và diễn biến nghiêm trọng như bị viêm phổi, viêm họng, viêm tai, suy đa tạng, sốt giật, viêm cơ tim... thì phải đưa trẻ đến bệnh viện.
Tamiflu tác dụng điều trị cúm A thế nào?
Theo TS. Bác sĩ Lê Ngọc Triều, khoa Nội, Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, khi uống tamiful ngừa cúm A khuyến cáo sử dụng 48h giờ đầu và sau đó tác dụng hạn chế. Đây là kháng sinh giảm sự gây lên của virus chứ không phải giảm virus như kháng sinh khác.
Sau khi dùng tamiflu, các triệu chứng sẽ giảm như: giảm sốt, đau đầu nhưng có thể gây rối loạn tiêu hóa, buồn nôn và nôn. Vị của tamiflu khá đắng nên cho trẻ uống từ từ. Tamin được uống 2 lần trong ngày và sau 8-12 tiếng sẽ được đào thải khỏi cơ thể.
Bác sĩ Trực cũng lưu ý khi chăm sóc trẻ mắc cúm cần ăn uống đủ nước và điện giải, nếu thiếu nước sẽ ảnh hưởng nguy hiểm. Nếu trẻ có thể ăn thì cho với liều lượng vừa phải, thức ăn dễ tiêu hóa. Nếu trẻ không ăn được thì không nên cố ép trẻ ăn sẽ gây ra nôn và chưa cần thiết truyền thức ăn cho trẻ bằng đường tĩnh mạch.
Tiến sĩ, bác sĩ Lê Ngọc Triều, khoa Nội, Bệnh viện Đa khoa Phương Đông
Trẻ mắc cúm có thể chăm sóc tại nhà, chỉ khi bệnh nhân nặng sốt cao hơn 39 độ, viêm đường hô hấp, viêm phổi, suy hô hấp, thở nhanh tím tái... Đối với người lớn, các cụ già bị cúm dễ biến chứng bị viêm phổi, đặc biệt là các cụ tai biến thì nên đưa bệnh nhân nhập viện.
Tiêm phòng cúm sẽ ngừa bệnh tốt nhất
Theo bác sĩ Trực biện pháp phòng ngừa tốt nhất đối với bệnh cúm là cần tiêm vắc xin phòng bệnh. Cần tiêm trước và đầu dịch đến khi cuối dịch mới tiêm vắc xin thì tác dụng tiêm phòng sẽ hạn chế.
Các đối tượng từ người già đến trẻ nhỏ đều phải được tiêm phòng. Trong lúc thiếu thuốc thì những đối tượng ưu tiên tiêm phòng trước, người già trên 60, phụ nữ mang thai, người tiếp xúc bệnh nhân cúm, mắc bệnh mạn tính như bệnh đái đường, viêm phế quản mạn tính.
Lưu ý tiêm phòng cúm chỉ có tác dụng 1 năm một lần nên để tránh mắc cúm người dân cần tiêm phòng trước mùa dịch và nhắc lại hằng năm. Việc tiêm phòng đúng thời điểm dịch cúm là không cần biết bởi mũi tiêm phòng cúm chỉ có tác dụng sau 3 tuần tiêm thuốc.
Đối với vắc xin phòng cúm A hiện có khá đa dạng như vắc xin của Pháp, Hà Lan, Hàn Quốc, Việt Nam cũng sản xuất được vắc xin, bởi các vắc xin này đều có quá trình nghiên cứu, thử nghiệm khả năng phòng bệnh tiêm đúng liệu trình, đúng quy định. Nếu tiêm đúng thuốc khả năng miễn dịch và phòng bệnh từ 95-99%.
Phòng tránh cúm hiệu quả khi thời tiết lạnh
Đối với người lớn tuổi cần hạn chế tiếp xúc, người già, viêm phổi mãn, phế quản mãn, tim mạch, hạn chế tiếp xúc, nơi có đám đông để dễ bị lây nhiễm. Nên để nhà thoáng, tránh nhiều đồ vật, có điều kiện trang bị máy lọc không khí.
Trẻ nhỏ cần rửa tay sạch sẽ, phải rửa tay trước khi vào lớp. Nếu trẻ mắc cúm có thể dùng khẩu trang để hạn chế việc lây nhiễm.
Nên tiêm vắc xin phòng cúm trước mùa dịch, năm tiêm 1 mũi vắc xin và nhắc lại sau 1 năm.
Có thể uống thuốc phòng không lây nhiễm đặc hiệu như tamiflu, hoặc sử dụng vitamin C liều cao để tăng sức đề kháng.