Thứ bảy, 20/04/2024 | 05:26
RSS

Chúa Chổm là ai, tại sao dân gian lại nói “nợ như chúa Chổm” ?

Chủ nhật, 06/08/2017, 13:51 (GMT+7)

Từng đôi lần nghe nhắc tới câu nói “nợ như chúa Chổm”, song chắc chắn ít ai biết được sự tích của câu nói nổi tiếng này.

Chúa Chổm là thành ngữ trong nhân gian, ám chỉ một người nợ nhiều người một số tiền lớn, song mất khả năng thanh toán.

Theo truyền thuyết dân gian, chúa Chổm là 1 nhân vật có thật trong lịch sử, tên là Lê Duy Ninh, hay Lê Trang Tông sau này, vị vua đầu tiên của nhà Lê Trung Hưng.

Vào đầu thế kỷ 16, Lê Chiêu Tông bị Mạc Đăng Dung, cướp ngôi, trước khi qua đời, ông đã kịp để lại giọt máu hoàng tộc với 1 người phụ nữ trog dân gian, đồng thời để lại tín vật cho cô gái đó rồi căn dặn sau này nhớ  dặn con phục thù cho cha, khôi phục lại nhà họ Lê.

Chín tháng sau, người phụ nữ ấy sinh ra 1 đứa con trai mặt mũi khôi ngô tuấn tú, đặt tên là Chổm. Chổm lớn lên thông minh, sáng dạ song cũng vô cùng nghịch ngợm và phàm ăn.

Do nhà nghèo, Chổm lại thích ăn quà vặt, cậu ta la cà khắp các quán xá để thưởng thức các món ngon vật lạ trong thiên hạ, rồi hứa mai nay khấm khá sẽ trả lại cả vốn lẫn lãi.

Kỳ lạ là, cứ quán xá nào được Chổm mua chịu thì bán hàng đắt như tôm tươi, những quá hàng ngay cạnh bên không được Chổm ăn chịu thì chịu cảnh ế chổng ế trơ.

Thấy vậy,  quán nào cũng muốn mới cậu vào ăn để lấy vía tốt, bán được hàng, dù không lấy tiền cũng được! Từ đó, Chổm ăn uống thoải mái hơn và cũng có lời hứa khi nào ăn nên làm ra nhất định sẽ trả lại các món nợ này.

Chúa Chổm về kinh. Ảnh minh họa

Mai này, danh tướng nhà Lê là Nguyễn Kim khởi binh chống nhà Mạc, bỗng tìm được tín vật, dòng dõi của vua, nên đã đưa Chổm lên ngôi, cùng diệt Mạc, khôi phục triều cũ.

Sau thắng lợi, Chổm trở lại kinh thành, trên đường có đi qua chốn cũ từng sinh sống năm xưa. Những bà con nơi đây, năm xưa từng bán chịu cho Chổm nhận ra người quen, dù không biết chuyện gì nhưng thấy ngồi xe giá, đoán là đã giàu có nên đều chạy ra, chỉ vào Chổm mà đòi những món nợ cũ.

Lúc này Chổm không thể nhớ được đã nợ những ai cũng như nợ bao nhiêu tiền cho nên cho rải bạc xuống đường để trả nợ, đồng thời truyền chỉ miễn thuế 1 năm cho dân chúng cả làng để trừ đi số nợ năm xưa!

Ngoài ra, triều đình cũng ra lệnh cấm được chỉ tay đòi nợ cho nên sau này có con đường nhỏ ở Thăng Long mang tên Cấm Chỉ.

Dù khá li kỳ, câu chuyện trên vẫn mang những sắc thái dân gian, được lưu truyền qua miệng chứ chưa có tài liệu thực sự chính xác trên văn bản.

Sự tích nợ như chúa Chổm. Nguồn: Trung tâm thư viện

Nguyễn Hưng
Theo Đời sống Plus/GĐVN