Thứ sáu, 17/01/2025 | 20:47
RSS

Cập nhật giá vàng 9999 18k và 24k SJC PNJ DOJI hôm nay 14/7

Chủ nhật, 14/07/2019, 09:09 (GMT+7)

Giá vàng hôm nay 14/7, giá vàng thế giới trụ vững trên mức 1.400 USD/ounce. Giá vàng trong nước kết thúc tuần tại ngưỡng cao trên 39 triệu đồng/lượng.

Tại thị trường trong nước, Giá vàng trong nước tiếp tục bám sát biến động giá vàng thế giới Giá vàng miếng SJC mua vào 39 triệu đồng/lượng, bán ra 39,25 triệu đồng/lượng, chênh lệch mua bán duy trì mức cao 250.000 đồng/lượng.

Công ty Doji niêm yết giá vàng SJC mua vào - bán ra lần lượt 39,08 triệu đồng/lượng và 39,33 triệu đồng/lượng. So với đầu tuần, giá vàng ngày 13-7 đã cao hơn 350.000 đồng/lượng chiều bán ra. Vàng trong nước vẫn đang duy trì thế mức giá thấp hơn vàng thế giới sau quy đổi.

Giá vàng thế giới trụ vững trên mức 1.400 USD/ounce, tăng 8 USD/ounce so với ngày 12.7, đóng cửa cuối tuần ở mức 1.417 USD/ounce. Tính từ đầu tuần tới nay, giá vàng đã tăng gần 0,9%. Một số chuyên gia dự báo giá vàng có thể chạm tới mốc 1.500 USD/ounce.

Từ vùng 1.385 USD/ounce, giá vàng vượt qua ngưỡng 1.400 USD/ounce rồi nhiều thời điểm chạm mốc cao tới 1.440 USD/ounce. Giá vàng tăng sau khi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell chưa có biện pháp gì để xua tan kỳ vọng hạ lãi suất vào cuối tháng này.

Cập nhật giá vàng 9999 18k và 24k SJC PNJ DOJI hôm nay 14/7
Giá vàng hiện đang ở mức cao.

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đang chuẩn bị sẵn sàng để cắt giảm lãi suất lần đầu tiên trong một thập kỷ do nền kinh tế toàn cầu yếu đi và không có dấu hiệu nào cho thấy thị trường việc làm trong nước quá nóng. Lãi suất cho vay qua đêm tham chiếu của FED hiện ở khoảng 2,25-2,5%.

Theo hãng tin Reuters, thị trường đang đặt cược khả năng FED hạ lãi suất 0,5 điểm phần trăm trong cuộc họp ngày 30-31/7 ở mức 30%. Vàng vừa là một tài sản không mang lãi suất, lại được định giá bằng USD, nên vàng thường tăng giá khi lãi suất giảm và đồng USD xuống giá. Giá vàng còn chịu tác động liên tục về địa chính trị, tình hình kinh tế thế giới, tác động của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Khi Mỹ và Trung Quốc chuẩn bị tái khởi động đàm phán thương mại, rất ít nhà hoạch định chính sách ở Bắc Kinh nhìn thấy lộ trình rõ ràng hướng đến một thỏa thuận lâu dài.

Hơn một năm sau khi Trump áp các đòn thuế đầu tiên nhằm vào Bắc Kinh, cuộc xung đột giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới chỉ càng mở rộng. Tăng trưởng kinh tế chậm lại và các mối đe dọa nhằm vào những công ty lớn của cả hai nước càng khiến chiến tranh thương mại có nguy cơ kéo dài vào năm sau.

Rose
Theo Đời sống Plus/GĐVN