Smartphone đang dần trở thành vật dụng gắn liền với cuộc sống của những đứa trẻ. Tuy nhiên, chúng lại là tác nhân gậy hại cho sức khỏe thậm chí Smartphone còn được chuyên gia người Anh ví như ma túy.
Theo Mandy Saligari - chuyên gia hàng về trị liệu cai nghiện và các phương pháp hồi phục chức năng người Anh thì, việc dành quá nhiều thời gian để sử dụng Smarphone ở độ tuổi vị thành niên cũng gây nghiện nguy hiểm tương tự như ma túy.
Vị chuyên gia này cũng chia sẻ: “Tôi luôn nói với mọi người, khi bạn đưa cho con bạn một chiếc máy tính bảng hay điện thoại di động, bạn đang thực sự trao cho chúng một chai rượu hay một game cocaine. Tại sao chúng ta lại ít để tâm đến những điều đó khi chúng cũng gây ra tác hại đến bộ não trẻ không khác gì rượu hay ma túy”.
Sau đó, tại anh đã thực hiện một cuộc khảo sát và kết quả cho thấy 1/3 trẻ em ở độ tuổi từ 12 đến 15 thừa nhận rằng không có sự cân bằng giữa việc sử dụng thiết bị di động và các hoạt động khác. Có tới 2/3 bệnh nhân tìm tới phòng khám của bà Saligari ở độ tuổi từ 16-20 để chưa chứng nghiện Smarphone. Tỷ lệ này so với 10 năm trước tăng khá lớn và số trẻ em dùng smartphone để nhận và gửi những hình ảnh khiêu dâm hoặc truy cập những nội dung không phù hợp với lứa tuổi của mình.
Theo Richard Graham - bác sĩ tư vấn tâm lý về cai nghiện công nghệ cho biết vấn đề nghiện smartphone ở trẻ em đang ngày càng được các nhà nghiên cứu quan tâm khi phụ huynh cho biết họ đang gặp khó khăn trong việc tìm ra cách cân bằng giữa cuộc sống và thời gian sử dụng smartphone của con em.
Cũng từ một cuộc khảo sát tại Anh thì có hơn 40% các phụ huynh có con ở độ tuổi từ 12 đến 15 cho biết mình khó có thể kiểm soát được thời gian sử dụng Smatphone của con cái. Thậm chí, những đứa trẻ ở độ tuổi từ 3 đến 4 cũng mất 6,5 giờ mỗi tuần để sử dụng các thiết bị di động.
Không chỉ ở Anh, trước đó, Công ty makerting SuperAwesome (Anh) cũng đã công bố kết quả nghiên cứu về tình trạng sử dụng thiết bị di động ở trẻ em. Nghiên cứu của SuperAwesome được tiến hành dựa trên thói quen của 1.800 trẻ em từ độ tuổi 6 đến 14, tại các thị trường lớn ở khu vực Đông Nam Á, bao gồm Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.
Kết quả chỉ ra rằng 87% trẻ em ở khu vực Đông Nam Á sử dụng smartphone, trong đó hơn một nửa đang sở hữu một chiếc smartphone. Con số này cao hơn nhiều so với tỷ lệ trẻ em tại Mỹ ở cùng độ tuổi, khi chưa đến 30% trẻ em từ 6 đến 14 tuổi tại Mỹ sở hữu smartphone và 47% trong độ tuổi đó sở hữu một chiếc máy tính bảng.
SuperAwesome cũng cho biết, trẻ em tại Đông Nam Á sử dụng smartphone chủ yếu để chơi game, trong đó 70% trẻ em chơi game trên smartphone trong thời gian rảnh, cao hơn tỷ lệ 56% tại Mỹ. 8/10 các ứng dụng được sử dụng nhiều nhất của trẻ em tại Đông Nam Á là game, trong đó 68% trẻ em chơi game “Angry Birds”, trong khi đó trẻ em tại Mỹ lại có xu thế sử dụng các ứng dụng mạng xã hội nhiều hơn.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy rằng các thiết bị di động đang là công cụ phổ biến để trẻ em tiếp cận cửa ngõ Internet và trẻ em tại Đông Nam Á đang từ bỏ các hình thức giải trí quen thuộc trước đây như xem TV, đọc sách hay chơi đồ chơi... để chuyển sang sử dụng các thiết bị di động.
Nghiên cứu của SuperAwesome đã lần đầu tiên cung cấp một hình ảnh toàn cảnh về cách tiếp cận phương tiện truyền thông của trẻ em tại khu vực Đông Nam Á. Từ kết quả nghiên cứu của mình, SuperAwesome nhận định các chiến dịch makerting nhằm đến đối tượng trẻ em thông qua các thiết bị di động và Internet sẽ cơ hội lớn cho các doanh nghiệp và ước tính thị trường quảng cáo này sẽ đạt giá trị 2 tỷ USD vào năm 2018.
Trước thực trạng này, các chuyên gia tâm lý khuyên các bậc phụ huynh nên có sự giới nghiêm về thời gian sử dụng các thiết bị di động tại nhà, trong khi đó tại trường học cũng có sự quản lý việc sử dụng smartphone của học sinh.
“Với trẻ em và những trẻ vị thành niên, bạn sẽ bị kháng cự, nhưng không có nghĩa là không thể can thiệp được. Các trường học cũng nên yêu cầu học sinh có những khoảng thời gian tránh xa điện thoại của mình”, Saligari chia sẻ. “Nếu bị nghiện smartphone từ quá sớm, bạn có thể dạy những đứa trẻ cách tự điều chỉnh thay vì phải nói cho trẻ chính xác những điều phải làm”.