Thứ hai, 25/11/2024 | 11:18
RSS

Cảnh báo 'nóng' về áp thấp trên biển Đông của Bộ Công Thương

Thứ bảy, 15/07/2023, 17:04 (GMT+7)

Trước diễn biến phức tạp của áp thấp nhiệt đới đang hình thành cơn bão trên biển Đông, Bộ Công Thương đã ra công điện khẩn.

Tuần qua, nền nhiệt tại Hà Nội luôn đạt ngưỡng hơn 35°C, hiệu ứng nhà kính và hấp thụ nhiệt đô thị có thể lên đến 38°C đến trên 40°C ở nhiều thời điểm, nhất là buổi chiều.

Nền nhiệt cao, khiến cho tiêu thụ điện/ngày cả nước luôn đạt đỉnh. Theo báo cáo của EVN, trong tuần lễ từ 9-14/7, tiêu thụ điện của cả nước luôn đạt ngưỡng ngưỡng 750 triệu kWh đến hơn 915 triệu kWh/ngày, sản lượng cao nhất trong năm.

Ngày 9/7, lượng điện tiêu thụ cả nước đạt 752,5 triệu kWh, ngày 10/7 sản lượng điện tiêu thụ đạt 852,4 triệu kWh, ngày 11/7, lượng điện tiêu thụ tăng lên đến hơn 902,7 triệu kWh, ngày 12/7, sản lượng điện tiêu thụ đạt công suất cao nhất hơn 915,6 triệu kWh, ngày 13/7, lượng điện tiêu thụ đạt hơn 909,7 triệu kWh và ngày 14/7, sản lượng điện tiêu thụ đạt hơn 893,8 triệu kWh. Sản lượng điện trung bình trong 6 ngày qua là hơn 871,1 triệu kWh.

Cảnh báo nóng về áp thấp trên biển Đông của Bộ Công Thương

Tiêu thụ điện tăng cao kỷ lục trong tuần qua vượt ngưỡng 915 triệu kWh

Về cơ cấu huy động điện, trong tuần qua nhiệt điện than và thủy điện vẫn đóng góp tỷ lệ lớn vào tổng công suất, tương đương 70%. Sản lượng thủy điện thường đóng góp hơn 240 triệu kWh/ mỗi ngày, cao điểm nhất ngày 12/7, công suất thủy điện đạt kỷ lục 275 triệu kWh điện/ngày. Trong khi đó, nhiệt điện thao dao động từ 400 triệu kWh điện đến cao nhất hơn 438 triệu kWh điện/ngày.

Trong một diễn biến khác, liên quan đến tình hình áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão tại biển Đông, Bộ Công Thương vừa có công điện khẩn gửi các cơ quan đơn vị trực thuộc Bộ Công Thương, các tỉnh thành phố đề nghị thực hiện các biện pháp ứng phó với áp thấp nhiệt đới trên biển Đông. Các Tập đoàn, Tổng Công ty trong ngành Công Thương; Các chủ đập thủy điện và công trình khai thác khoáng sản trên địa bàn các tỉnh, thành phố khu vực ven biển từ Quảng Ninh đến Phú Yên cần theo dõi sát diễn biến của áp thấp, nguy cơ mưa lũ trên các thượng nguồn sông hồ để có biện pháp ứng phó, hạn chế tình trạng lũ bão xảy ra, gây nguy hiểm cho các công trình thủy lợi, hồ đập thủy điện.

Bộ Công Thương yêu cầu các địa phương, lãnh đạo các nhà máy thủy điện, các địa phương, cần theo dõi chặt chẽ diễn biến của áp thấp nhiệt đới bão trên biển Đông từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia (vùng nguy hiểm trong 24 giờ tới, từ vĩ tuyến 17,5 đến 21,5 độ Vĩ Bắc, phía đông Kinh tuyến 116,5, trong 48 giờ tới, phía Bắc vĩ tuyến 18,0, phía Đông kinh tuyến 113,0, vùng nguy hiểm được điều chỉnh trong các bản tin dự báo) để kịp thời triển khai các biện pháp ứng phó với các tình huống thiên tai.

Rà soát, kiểm tra các công trình phòng chống thiên tai, các khu vực xung yếu để kịp thời khắc phục các khiếm khuyết (nếu có); Nghiêm túc triển khai các nhiệm vụ theo phương án, kế hoạch ứng phó thiên tai năm 2023 đã phê duyệt; Chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, trang thiết bị, phương tiện, vật tư để ứng phó kịp thời với các tình huống thiên tai; phối hợp chặt chẽ với chính quyền các cấp trong công tác ứng phó thiên tai và tham gia cứu nạn, cứu hộ khi có yêu cầu.

An Linh
Theo Dân Việt