Chủ nhật, 19/01/2025 | 13:25
RSS

Cẩn trọng lựa chọn rau phù hợp khi ăn lẩu nếu không muốn phải nhập viện

Chủ nhật, 18/06/2017, 21:36 (GMT+7)

Ăn lẩu cho nhiều rau là thói quen của người Việt. Tuy nhiên, bạn cần lựa chọn kĩ càng để tránh trường hợp nhập viện sau ăn lẩu bởi rau bị ngâm hóa chất.

Với món lẩu, rau là thực phẩm không thể thiếu. Tuy nhiên, không phải loại rau nào cũng thực sự an toàn khi ăn sống, ăn lẩu. Vì thế, khi lựa chọn rau ăn lẩu bạn nên lựa chọn những loại ít gây ngộ độc hay dị ứng. Có nhiều loại rau dại mọc lẫn với nhiều nét giống với một số loại rau ăn thường ngày nếu không phân biệt được có nguy cơ ngộ độc rất cao.

Nên hạn chế sử dụng những loại rau dễ gây ngộ độc hay dị ứng như dọc mùng, nấm, giá đỗ, hoa bí… để ăn lẩu. Những loại rau như dọc mùng rất giống cây môn ngứa, chỉ khác màu lá. Lá môn ngứa có pha màu tím, có đốt màu tím ở phần tiếp giữa lá và thân lá. Nếu ăn phải môn ngứa sẽ dị ứng, ngứa vùng miệng họng…

rau ăn lẩu

Rau ăn lẩu có thể là nguyên nhân gây ngộ độc. Ảnh minh họa

Nhiều người cũng rất hay để khoai tây và khoai lang với nhau. Tuy nhiên, đây là điều không nên bởi chúng có thể gây đầy bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa và đi ngoài. Ngoài ra, củ cải và mộc nhĩ cũng là hai loại thực phẩm không nên sử dụng kết hợp bởi chúng sẽ gây ra những hoạt chất sinh học khiến da bị viêm hoặc dị ứng.

Không nên ăn cà chua, chanh và các loại rau quả giàu vitamin C như cải xoăn, rau bina, bông cải xanh, dứa,… cùng với lẩu hải sản. Đặc biệt là khi trong lẩu có tôm thì nhất quyết không nên phối hợp các món này với nhau vì chất asen pentavenlent có trong hải sản khi gặp vitamin C sẽ bị chuyển hóa thành thạch tín, một chất rất độc cho cơ thể người và có thể gây ngộ độc cấp tính ở liểu lượng cao.

Bạn cũng không nên kết hợp với những loại rau có chứa nhiều vitamin C như rau chân vịt, cải xoăn khi ăn lẩu hải sản.

chọn rau ăn lẩu

Khi lựa chọn rau ăn lẩu, bạn nên lựa những loại ít có tính gây hại. Ảnh minh họa

Còn với món gà vịt, không được ăn kèm rau kinh giới. Theo Đông y rau kinh giới vị cay, tính ấm, ngăn không cho phong khí tụ, hạ ứ huyết còn thịt gà lại thuộc phong. Vì vậy khi ăn chung 2 loại này với nhau có thể gây ù tai chóng mặt, ù tai và ngứa ngáy, run rẩy cả người.

Rau mùng tơi không được ăn chung với lẩu bò bởi nhẹ thì bị đau bụng, khó tiêu, nặng sẽ gây rối loạn tiêu hóa hoặc táo bón rất khó chịu.

Điều quan trọng cần lưu ý nữa là bạn cần phải rửa thật sạch các loại rau, ngâm kỹ trong nước muối hoặc trong dung dịch rửa rau an toàn để loại bỏ các loại hóa chất, chất độc hại. Khi ăn cần nhúng rau kỹ, tránh ăn sống có thể bị ngộ độc.

Nguyễn Quỳnh (T/H)
Theo Đời sống Plus/GĐVN

CÙNG CHUYÊN MỤC

Các chiêu thức mạo danh trên mạng xã hội và các nền tảng trực tuyến đang ngày càng phổ biến. Để người dùng tránh “sập bẫy”, Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) mới đây đã cảnh báo về một loạt hành vi lừa đảo mạo danh OpenAI và Cục Đăng kiểm nhằm đánh vào lòng tin của người dùng.