Thứ sáu, 22/11/2024 | 03:37
RSS

Cần cảnh giác với những cơn đau bụng ở rốn!

Thứ ba, 10/05/2022, 10:04 (GMT+7)

Đau bụng ở rốn tái phát nhiều lần, kèm theo các dấu hiệu khác có thể cảnh báo bệnh lý nào đó liên quan đến các cơ quan trong ổ bụng. Bạn có biết đau bụng vùng rốn là dấu hiệu của bệnh gì?

Đau bụng ở rốn

Đau bụng ở rốn là tình trạng phổ biến nên thường bị bỏ qua

Để biết các nguyên nhân dẫn đến đau bụng ở rốn, trước hết cần hiểu về vùng bụng và các cơ quan nằm trong bụng.

Tổng quan về vùng bụng trên cơ thể

Bụng là không gian cơ thể giữa lồng ngực và xương chậu, bề mặt trên của bụng được tạo thành bởi cơ hoành và phần bụng kết thúc ở khu vực xương chậu bắt đầu.

Về cấu tạo ổ bụng, bụng chứa tất cả các cơ quan tiêu hóa, bao gồm dạ dày, ruột non, ruột già, tuyến tụy, gan, túi mật, thận và lá lách. Các cơ quan này được tổ chức lỏng lẻo bằng cách kết nối các mô treo cho phép chúng mở rộng và trượt vào nhau.

Trong cơ thể, rất nhiều mạch máu quan trọng đi qua bụng, bao gồm động mạch chủ, tĩnh mạch chủ dưới và hàng chục nhánh nhỏ hơn. Ở phía trước, bụng được bảo vệ bởi một lớp mô mỏng và dai được gọi là màng bụng. Trước cơ ức đòn chũm là cơ và da bụng. Ở phía sau của bụng là cơ lưng và cột sống.

Chia theo vị trí nếu lấy rốn làm trung tâm, vùng bụng được chia làm 9 phần. Từ trung tâm lên phía trên vùng rốn là vùng thượng vị. Dưới vùng rốn là vùng hạ vị. Lệch sang ngang bên trái, phải vùng rốn là mạng sườn trái, mạng sườn phải. Tương tự với vùng thượng vị là hạ sườn trái, hạ sườn phải. Bên cạnh vùng hạ vị là hố chậu trái, hố chậu phải.

Đau bụng ở rốn

Phân vùng bụng lấy rốn làm trung tâm

Các bệnh lý phổ biến dẫn đến cơn đau bụng vùng rốn

Từ cách phân chia các vùng bụng trên cơ thể, có thể dự đoán những khả năng xảy ra khi bị đau bụng xung quanh rốn.

Có rất nhiều bệnh lý khác nhau nhưng chủ yếu là do:

1. Bệnh lý về dạ dày – tá tràng

Các bệnh lý về dạ dày tá tràng có biểu hiện đau bụng quanh rốn. Các triệu chứng thường gặp là:

  • Đau bụng quanh rốn kèm theo ợ hơi, ợ chua, ăn uống không tiêu, bụng đầy, ậm ạch
  • Đau xuất hiện về đêm đặc biệt khi thời tiết thay đổi khiến người bệnh mất ngủ, sụt cân, người gầy yếu, xanh xao

Bệnh cần phát hiện sớm và điều trị kịp thời nếu không có thể dẫn tới hẹp môn vị, biến dạng hành tá tràng, sa dạ dày, thủng dạ dày.

2. Viêm ruột thừa

Viêm ruột thừa có thể gây đau bụng quặn từng cơn vùng xung quanh rốn, đau âm ỉ sau đó trở nên dữ dội. Đau thắt mỗi khi ho hoặc vận động mạnh, kèm theo sốt.

Khi nghi ngờ viêm ruột thừa người bệnh cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để tránh biến chứng vỡ ruột thừa. Phẫu thuật là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất.

3. Viêm tụy cấp

Viêm tụy cấp thường xảy ra do sử dụng chất có cồn, các loại thuốc, tác nhân truyền nhiễm hoặc sỏi mật. Trong một số trường hợp khi bị viêm tụy cấp người bệnh có biểu hiện đau bụng quanh rốn, buồn nôn, nôn mửa, nhịp tim tăng cao.

Với những trường hợp bệnh nhẹ chỉ cần nghỉ ngơi, sử dụng thuốc giảm đau là tình trạng đau sẽ giảm. Nhưng với những trường hợp nặng phải nhập viện để được can thiệp cần thiết.

4. Nhiễm trùng đường tiết niệu

Thường gặp ở nữ giới, chủ yếu do vi khuẩn E.coli ở đường ruột xâm nhập tới niệu đạo, hậu môn gây nhiễm trùng. Đau bụng quanh rốn là một trong những triệu chứng của bệnh kèm theo nước tiểu đục hoặc ra máu. Nếu không điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng tới các bộ phận khác.

5. Rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa chủ yếu do chế độ ăn uống không khoa học. Người bệnh bị đau âm ỉ hoặc dữ dội, đau quặn vùng bụng quanh rốn kèm buồn đi vệ sinh, bụng dạ khó chịu, ậm ạch cả ngày.

6. Ngộ độc thực phẩm

Hay còn có tên gọi khác là trúng thực khi ăn phải những thực phẩm bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc hoặc chứa chất gây ngộ độc.

Người bệnh bị đau dữ dội ở vùng quanh rốn kèm theo cảm giác buồn nôn, nôn, người nóng, xuất hiện các triệu chứng như cảm cúm, có thể tiêu chảy hoặc đi ngoài phân lỏng trên 2 ngày cùng triệu chứng mất nước, chóng mặt, đầu óc quay cuồng…

7. Hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích còn có tên gọi khác là đại tràng co thắt, là rối loạn chức năng đại tràng nhưng không gây ra các tổn thương niêm mạc đại tràng. Bệnh có thể xuất phát từ nguyên nhân như vi khuẩn xâm nhập, thói quen ăn uống không khoa học, tác dụng phụ của thuốc.

Người bệnh có các biểu hiện đau bụng phần rốn, đau quặn từng cơn, đau thượng vị sau khi ăn no hoặc ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ, kèm theo rối loạn đại tiện, có thể táo bón hoặc tiêu chảy.

8. Viêm đại tràng

Bệnh thường nhầm lẫn với hội chứng ruột kích thích do cùng gây ra những rối loạn đại tiện. Khác với hội chứng ruột kích thích, người bệnh viêm đại tràng khi đi khám sẽ thấy đại tràng có dấu hiệu viêm nhiễm.

Người bệnh viêm đại tràng bị đau quặn từng cơn có khi âm ỉ, đau bụng kèm cảm giác muốn đi ngoài, đau giảm sau khi đại tiện. Ngoài đau bụng người bệnh còn có các biểu hiện khác như người mệt mỏi, ăn ngủ kém, chán ăn, đầy bụng, giảm trí nhớ, hay cáu gắt.

Đau bụng ở rốn
Viêm đại tràng là nguyên nhân phổ biến nhất gây đau bụng ở rốn

Điều trị đau bụng ở vùng rốn như thế nào?

Nếu tình trạng đau bụng ở vùng rốn diễn ra liên tục và cơn đau ngày càng nặng kèm theo các biểu hiện bất thường khác, người bệnh nên đi khám để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Nếu tình trạng đau bụng quanh rốn không quá nặng, có thể tham khảo một số biện pháp điều trị tại nhà.

Áp dụng các mẹo dân gian

Một số mẹo dân gian giúp giảm đau bụng quanh rốn dễ áp dụng là:

  • Dùng mật ong: Pha 1-2 thìa mật ong với nước ấm, uống trực tiếp để giảm đau.
  • Dùng lá bạc hà: Xay lá bạc hà với một ít hạt cây thì là, tỏi, gừng, bột hạt tiêu. Mỗi ngày uống 1 ít với nước ấm, áp dụng 2 ngày/lần sẽ thấy hiệu quả.
  • Dùng giấm: Trộn một thìa giấm/rượu táo nguyên chất với một ly nước ấm, thêm 1 thìa mật ong, uống 2 lần mỗi ngày.
  • Dùng gừng: Gừng là một trong những nguyên liệu dân gian trị đau bụng hiệu quả nhất. Cách đơn giản nhất là nhai gừng tươi, hoặc có thể đập dập vài lát gừng để pha trà nóng hay dùng pha trà gừng túi lọc.

Đau bụng ở rốn

Có thể áp dụng một vài nguyên liệu dân gian để giảm đau bụng ở rốn

Sử dụng thuốc Tây giảm đau

Tùy vào từng nguyên nhân cũng như bệnh lý mà bạn mắc phải, sẽ dùng các loại thuốc khác nhau.

Trường hợp đau bụng xung quanh rốn do bệnh đại tràng, người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng các thuốc như: thuốc giảm đau, thuốc nhuận tràng, thuốc cầm tiêu chảy, chống co thắt đại tràng…

Trong trường hợp bị viêm đường tiêu hóa có thể dùng một số nhóm thuốc như: thuốc chống nôn, thuốc cầm tiêu chảy…

Tuy nhiên, nên lưu ý là thuốc Tây giúp giảm đau nhanh chóng nhưng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ. Nếu không cần thiết thì tuyệt đối không dùng, tránh lạm dụng thuốc gây ra nhiều tác hại với sức khỏe.

Sử dụng thuốc Đại tràng Đông y

Đông y có nhiều bài thuốc trị bệnh đại tràng, tuy nhiên không phải thuốc nào cũng có hiệu quả, nhất là thuốc được làm theo các bài lan truyền qua mạng internet hoặc các bài trong sách báo thiếu kiểm chứng. Tuy hiếm nhưng vẫn có bài thuốc đại tràng có công dụng hành khí, hòa vị, giáng nghịch, chỉ thống hiệu quả thực sự. Tính hiệu quả của bài thuốc này đã được nhiều thế hệ người bệnh chứng minh.

Bài thuốc đại tràng có tác dụng 4 trong 1:

  • Hành khí là giảm đau ổ bụng, chống đầy hơi sôi bụng, giảm co thắt ruột
  • Hòa vị là giúp tiêu hóa tốt hơn, thức ăn không bị tích trệ
  • Giáng nghịch là ngăn ngừa ngoại tà xâm nhập, ngăn ngừa tái phát bệnh
  • Chỉ thống là giúp giảm đau chủ yếu do huyết ứ

Nhờ các công dụng này, bài thuốc giúp giảm các triệu chứng đau bụng, sôi bụng do bệnh đại tràng, đồng thời tác động dần dần vào cơ địa, làm bền chắc niêm mạc đại tràng, tăng cường sức khỏe cho đại tràng. Kiên trì dùng thuốc một thời gian sẽ giúp ngăn ngừa và hạn chế bệnh tái phát.

Thuốc Đại tràng Đông y mua ở đâu?

Từ bài thuốc đại tràng bí truyền, các chuyên gia đã nghiên cứu và sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại tại nhà máy dược phẩm chuẩn GMP-WHO, tạo nên sản phẩm dạng viên nén tiện dụng.

Thuốc Đại tràng Đông y hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Người bị đau bụng ở rốn kèm theo các triệu chứng đầy hơi sôi bụng, co thắt ruột, rối loạn đại tiện có thể tham khảo sử dụng thuốc Đại tràng Đông y để điều trị bệnh, kết hợp với thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh để ngăn ngừa và hạn chế bệnh tái phát.

DS Hải Nguyên
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại