Thứ hai, 25/11/2024 | 11:10
RSS

Căn bệnh nghệ sĩ Chánh Tín mắc hơn chục năm rồi qua đời nguy hiểm thế nào?

Chủ nhật, 05/01/2020, 08:22 (GMT+7)

Sáng 4/1, NSƯT Chánh Tín qua đời để lại nhiều tiếc thương cho khán giả. Ít ai biết rằng suốt hơn chục năm qua, nghệ sĩ Chánh Tín phải mang trong mình căn bệnh đái tháo đường.

Ngày 4/1, vợ nghệ sĩ Chánh Tín cho biết ông qua đời dù trước đó bị cảm cúm nhẹ. Theo các bác sĩ những người mắc bệnh đái tháo đường khi bị cảm cúm cần hết sức cảnh giác vì những người mang bệnh mãn tính này càng nguy hiểm hơn.

Căn bệnh nghệ sĩ Chánh Tín mắc hơn chục năm rồi qua đời nguy hiểm thế nào?
Nghệ sĩ Chánh Tín qua đời ngày 4/1/2020

Cảm cúm vốn là bệnh phổ biến ở nước ta và có nhiều chủng cúm nhưng người mang bệnh đái tháo đường nguy cơ biến chứng từ cảm cúm sẽ nhiều hơn. Trong khi đó, tại Việt Nam theo thống kê của Bệnh viện Nội tiết trung ương và Viện Đái tháo đường Việt Nam thì có tới 3,5 triệu dân số mang theo bệnh này. Điều đặc biệt, hiện nay có tới 60% người bị đái tháo đường không biết mình mang bệnh. 

Theo PGS Tạ Văn Bình – nguyên Giám đốc Bệnh viện Nội tiết trung ương đái tháo đường là căn bệnh hiện đại và ngày càng gia tăng theo cấp số nhân và ước tính có khoảng 5 triệu người Việt bị đái tháo đường. Điều kinh khủng của bệnh này đó là biến chứng. 

Đái tháo đường gây biến chứng toàn thân nhất là biến chứng mù loà, bệnh nhồi máu cơ tim, đột quỵ, suy thận mãn tính, biến chứng thần kinh khiến người bệnh phải cắt cụt chi. 

Đặc biệt là biến chứng của đái tháo đường gây ra tử vong cho hàng triệu người. Ước tính cứ 8 giây trôi qua trên thế giới có 1 người tử vong do đái tháo đường, 30 giây có 1 người bị cắt cụt chân do đái tháo đường gây ra, 5 phút lại có người bị biến cố tim mạch do đái tháo đường như đột quỵ, nhồi máu cơ tim.

Người bị bệnh tiểu đường nên ăn gì?

Người bệnh tiểu đường cần biết mình nên bổ sung thực phẩm như thế nào cho phù hợp, nên ăn gì và không nên ăn gì. Theo đó, những thực phẩm người bệnh tiểu đường nên ăn bao gồm:

Nhóm đường bột: Ngũ cốc nguyên hạt, đậu đỗ, gạo còn vỏ cám, rau củ... được chế biến bằng cách hấp, luộc, nướng, hạn chế tối đa rán, xào... Các loại củ như khoai sắn cũng cung cấp khá nhiều tinh bột, nên nếu người bệnh tiểu đường ăn các loại này thì cần phải giảm hoặc cắt cơm.

Nhóm thịt cá: Người bệnh tiểu đường nên ăn cá, thịt nạc, thịt gia cầm bỏ da, thịt lọc bỏ mỡ, các loại đậu đỗ... được chế biến đơn giản như hấp, luộc, áp chảo nhằm loại bớt mỡ.

Nhóm chất béo, đường: Các thực phẩm có chất béo không bão hòa được ưu tiên trong chế độ ăn của người bệnh tiểu đường như dầu đậu nành, vừng, dầu cá, mỡ cá, olive...

Nhóm rau: Người bệnh tiểu đường nên ăn rau nhiều hơn trong thực đơn của mình thông qua các cách chế biến đơn giản như ăn sống, hấp, luộc, rau trộn nhưng không nên sử dụng nhiều loại sốt có chất béo.

Hoa quả: Người bệnh tiểu đường cần tăng cường ăn trái cây tươi, không nên chế biến thêm bằng cách cho thêm kem, sữa, hạn chế ăn các loại quả chín ngọt như: sầu riêng, hồng chín, xoài chín...

Cũng theo Viện dinh dưỡng quốc gia, tỷ lệ giữa các thành phần sinh năng lượng trong bữa ăn hàng ngày của người bệnh tiểu đường được xác định cụ thể như sau sẽ rất tốt trong ổn định, điều trị bệnh:

Protein: lượng protein nên đạt 1- 1,2 g/kg/ngày đối với người lớn, tức là tỷ lệ này nên đạt tương đương 15- 20% năng lượng khẩu phần.

Lipit: Tỷ lệ chất béo nên là 25% tổng số năng lượng khẩu phần, không nên vượt quá 30%. hạn chế các axit béo bão hòa .Điều này giúp ổn định đường huyết, ngăn ngừa xơ vữa động mạch

Gluxit: Tỷ lệ năng lượng do gluxit cung cấp nên đạt từ 50-60% tổng số năng lượng khẩu phần của người bệnh tiểu đường. Nên chọn lựa loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp như : gạo lức, bánh mì đen,yến mạch, các loại đậu nguyê

Diệu Tâm (T/H)
Theo Đời sống Plus/GĐVN