Kỹ năng trò chuyện
Do sự chênh rất lớn về tuổi tác, sở thích, mối quan tâm nên rất nhiều bạn trẻ hiện nay thường tỏ ra rất ngại khi phải nói chuyện với người lớn tuổi hơn mình như: Ông, bà, bố, mẹ, chú, bác,… Tuy nhiên, nếu có những hiểu biết nhất định về luật giao tiếp ứng xử, lo lắng này của bạn sẽ chỉ là vấn đề nhỏ.
Trong cách nói chuyện với người lớn tuổi, yêu cầu đầu tiên là lời chào và trò chuyện với thái độ lễ phép, kính trọng. Các lời về hỏi thăm sức khỏe các hoạt động hàng ngày, thành viên trong gia đình, chế độ ăn uống, các cuộc gặp gỡ bạn bè,… sẽ là những gợi ý để cuộc nói chuyện của bạn không bị ngắt quãng hoặc tránh tình trạng bạn bị lúng túng, không biết bắt đầu cuộc nói chuyện từ đâu. Tuy nhiên, bạn cũng cần nhớ, những điều này thuộc về yếu tố cá nhân, nên nếu chưa ở mức thân thiết quá mức, hãy chỉ hỏi thăm ở mức độ đúng mực để những lời nói đó trở thành lời hay ý đẹp, tránh bị cho là thiếu lễ nghĩa phép tắc bạn nhé. Đây là điều bạn cần đặc biệt lưu ý trong cách nói chuyện với người lớn tuổi.
Kỹ năng tặng quà
Từ rất lâu, tặng quà được xem là văn hóa giao tiếp của nhiều nước trên thế giới Vì “Quà tặng không quan trọng bằng cách tặng”, do đó để món quà thêm ý nghĩa với người lớn tuổi, hãy chú ý đến sở thích cá nhân của người đó. Một món quà nhỏ nhưng trọn vẹn ý nghĩa sẽ tốt hơn rất nhiều so với những món quà đắt đỏ.Việc kèm theo cánh thiệp hồng, những dòng chữ chúc tặng cùng lời gửi chân thành sẽ giúp bạn được đánh giá rất cao trong mắt người lớn tuổi rồi đấy.
Ghé thăm đều đặn, đúng thời gian
Được sống vui vầy, hạnh phúc bên con cháu, là mong ước lớn nhất của tuổi già. Lúc này, tiền bạc sẽ trở nên thứ yếu, cảm giác luôn được hỏi thăm, săn sóc lẫn nhau sẽ là điều cần thiết hơn. Nếu có ý định đến thăm những người lớn tuổi, hãy chọn khoảng thời gian cuối tuần, sẽ rất ý nghĩa đó. Nếu bạn làm được những điều này thì việc giao tiếp ứng xử với người lớn tuổi sẽ không còn là điều quá khó phải không nào.