Thứ sáu, 19/04/2024 | 13:53
RSS

Cách cúng gia tiên ngày Tết Nguyên đán

Thứ tư, 31/01/2018, 13:10 (GMT+7)

Dưới đây là một số điều về lễ cúng gia tiên trong những ngày Tết mà bạn có thể tham khảo.

Sự kiện:

Cách cúng gia tiên ngày Tết Nguyên đán ai cũng cần phải biết
Cách cúng ngày Tết Nguyên đán ai cũng cần phải biết

Lễ cúng gia tiên Tết Nguyên đán gồm mấy ngày?

Theo truyền thống, Tết Nguyên đán 2018 thường được tổ chức 4 ngày và lễ cúng gia tiên cũng được trình tự cúng trong 4 ngày với những ý nghĩa khác nhau.

- Ngày 30: Chiều là lễ cúng tất niên, tức là cúng trình với ông bà, tổ tiên năm cũ đã hết. Đêm cúng giao thừa, thời điểm chuyển tiếp năm cũ sang năm mới.

- Ngày mùng 1: Sáng là cúng Nguyên đán, nghĩa là cúng sáng sớm của một ngày đầu năm. Chiều cúng Tịch điện, tức là cúng cơm chiều.

- Ngày mùng 2: Sáng cúng mời tổ tiên gọi là Chiêu điện, buổi chiều cúng Tịch điện.

- Ngày mùng 3: Ngày mùng 3 là ngày cuối của Tết, nên cúng Tạ Ông vải với ý nghĩa 4 ngày tết đã đầy đủ.

Cách cúng gia tiên ngày Tết Nguyên đán ai cũng cần phải biết
Mâm cơm cúng ngày Tết được nấu nướng và bày biện khá đầy đặn

Mâm cơm cúng ngày Tết

Mâm cơm cúng ngày Tết được nấu nướng và bày biện khá công phu, đầy đặn để cầu mong cho một năm mới khỏe mạnh và hạnh phúc. Tùy từng hoàn cảnh kinh tế của mỗi gia đình mà các mâm cỗ cúng lớn nhỏ khác nhau, nhưng nói chúng là phải đầy đủ 4 món cơ bản: Bánh chưng, thịt lợn, dưa hành, cơm tẻ.

Mâm cơm truyền thống đầu năm mới của người Việt thường có 4 bát và 4 đĩa. Mâm cỗ lớn thì có 6 bát 6 đĩa hoặc 8 bát 8 đĩa tượng trưng cho phát lộc, phát tài.

Cúng gia tiên ngày Tết

Sau khi mâm cúng mùng 1 đã được sửa soạn tươm tất thì chủ nhà bưng lên bàn thờ và đọc bài văn khấn.

Tiếp theo, lần lượt những người trong nhà ra trước bàn thờ vái để tỏ lòng thành kính đối với tổ tiên. Hương tàn, chủ nhà lễ tạ, hạ cỗ xuống cho con cháu hưởng lộc.

Khi cúng gia tiên, tiền bạc, vàng mã phải để nguyên và đốt nhang đèn suốt ba ngày Tết cho đến lễ Hóa vàng.

L.H (T/h)
Theo Đời sống Plus/GĐVN