Chủ nhật, 24/11/2024 | 10:21
RSS

Bệnh thủy đậu chuẩn bị vào mùa, mẹ hãy làm ngay điều này để tránh cho con

Thứ sáu, 13/01/2017, 15:25 (GMT+7)

Tháng 3-5 là mùa cao điểm bùng phát dịch thủy đậu. Ngay từ bây giờ, phụ huynh hãy chú ý chăm sóc sức khỏe của trẻ và có những giải pháp để phòng bệnh cho con.

PGS-TS Phạm Ngọc Đính, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ khuyến cáo, bệnh thuỷ đậu tuy chưa thành dịch tại các tỉnh phía Bắc, nhưng cũng rất nhiều ca mắc. Thủy đậu là bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 13 tuổi (chiếm 90% số người nhiễm). Song vẫn có những người lớn mắc bệnh và ở mức độ trầm trọng, dễ biến chứng.

Đây là căn bệnh lành tính tuy nhiên nếu bênh nhân không được chăm sóc và điều trị đúng cách để sảy ra các biến chứng sẽ rất nguy hiểm, đặc biệt đối với phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ. Bệnh thường diễn biến phức tạp vào mùa đông xuân và có tính truyền nhiễm rất cao trong cộng đồng.

Thủy đậu chuẩn bị vào mùa

Nguyên nhân:

  • Bệnh thủy đậu gây ra bởi một loại virus có tên là Varicella – Zoster, virus này có kích thước lớn (khoảng 150 – 200mm), có acid nhân là AND. Virus thường gây ra hai thể bệnh là Zona (thường gặp ở người lớn) và bệnh thủy đậu ( được Kindratitf mô tả vào năm 1925).
  • Trẻ lây truyền khi tiếp xúc với trẻ khác mang nguồn bệnh hoặc có thể do tiếp xúc với người lớn mắc bệnh Zona.
  • Thủy đậu phần lớn lây qua đường hô hấp do virus có trong nước bọt và dịch họng của bệnh nhân. Khi bệnh nhân ho hoặc hắt hơi sẽ gây nhiễm cho những trẻ chưa bị bệnh. Cũng có thể lây bệnh qua việc tiếp xúc với các nốt dạ, bóng nước và quần áo, đồ dùng sinh hoạt của bệnh nhân.

Biểu hiện:

  • Ủ bệnh: thời gian ủ bệnh trung bình khoảng từ 12 – 14 ngày, một số trẻ thời gian ủ bệnh ngắn hơn khoảng 10 ngày. Trong thời kỳ này bệnh không có biểu hiện gì khác biệt nên phụ huynh thường khó nhận ra.
  • Phát bệnh: bệnh nhân có thể sốt nhẹ, đau cơ, mệt mỏi. Ở trẻ em thường là bỏ ăn, quấy khóc, không chịu chơi… Một vài trẻ nặng hơn có thể sốt cao, mê sảng co giật kèm theo viêm họng.
  • Mọc ban: cơ thể trẻ sẽ xuất hiện nhanh những nốt tròn nhỏ màu đỏ (nốt rạ) trong 12 – 24 giờ. Sau vài giờ sẽ tiến triển thành mụn nước, bóng nước chứa dịch trong có kích thước 3 – 10mm. Dịch này sẽ hóa đục sau 24 giờ. Những mụn nước này có thể mọc rải rác hoặc khắp cơ thể. Chúng cũng mọc cả trong niêm mạc, lưỡi, vòm họng. Trẻ sẽ ngứa nhiều khi mọc các nốt rạ và mụn nước.
  • Thông thường mụn nước và bóng nước sẽ tự khô, đóng vảy sau 4 – 6 ngày. sau một tuần vảy sẽ tự bong và không để lại sẹo vĩnh viễn.

Cách điều trị:

  • Trị ngứa: Thủy đậu thường rất ngứa nên việc đầu tiên có thể sử dụng thuốc kháng sinh Histamin như Dimedrol 1% hoặc xanh methylen bôi lên các mụn nước bị vỡ. Bên cạnh đó nên tắm bằng nước ấm và xà phòng trung tính.
  • Chống nhiễm trùng: Tuyệt đối không để trẻ dùng tay gãi nốt thủy đậu, vệ sinh thân thể bằng dung dịch sát khuẩn và thay quần áo nhiều lần trong ngày.
  • Tốt nhất để trẻ ở trong phòng kín gió để tránh biến chứng. Thức ăn lỏng, ấm và đủ dinh dưỡng.
  • Trong trường hợp trẻ sốt cao có thể dùng thuốc hạ sốt, thuốc an thần để tránh bị co giật.
  • Nếu trẻ có biến chứng nặng thì nên đưa trẻ đến trung tâm y tế gần nhất.

Thủy đậu vào mùa, mẹ cần chăm sóc trẻ cẩn thận để không gây biến chứng cho con

Biện pháp phòng bệnh thủy đậu cho bé

  • Để phòng bệnh, phụ huynh cần tăng cường sức đề kháng cho bé bằng việc bổ sung nhiều loại vitamin và khoáng chất cần thiết, ăn nhiều loại trái cây giàu vitamin C.
  • Vào mùa dịch bệnh, phụ huynh cần chú ý tắm rửa, vệ sinh thật kỹ toàn bộ cơ thể của bé bằng xà bông diệt khuẩn. 
  • Cách phòng ngừa hiệu quả bệnh thuỷ đậu hiện nay là tiêm vắc xin phòng bệnh sớm, nhất là khi chuẩn bị vào mùa dịch. Vắc xin phòng thủy đậu được chỉ định để tiêm cho bé từ 12 tháng tuổi trở lên, tăng khả năng phòng bệnh đến 80-90%. Các chuyên gia y tế cho biết, vắc xin có hiệu quả rất cao và tác dụng lâu dài, giúp cơ thể bé tạo kháng thể chống lại vi rút thủy đậu.
Trọng Tuấn (T/H)
Theo Đời sống Plus