Chủ nhật, 19/01/2025 | 07:12
RSS

Bạn có biết viêm lợi uống thuốc gì giúp giảm đau nhức răng hiệu quả?

Thứ ba, 11/04/2023, 18:48 (GMT+7)

Viêm lợi là tình trạng nhiều người gặp phải đặc biệt là những người có hệ miễn dịch suy giảm. Tìm hiểu viêm lợi uống thuốc gì và các phương pháp điều trị hiệu quả.

Viêm lợi uống thuốc gì

Viêm lợi uống thuốc gì giúp giảm đau hiệu quả

Viêm lợi là gì?

Viêm lợi là một dạng bệnh viêm nướu khá thường gặp gây kích ứng, đỏ và sưng ở nướu – phần xung quanh chân răng. Quan trọng là phải nhận thức được nướu đang bị viêm và khắc phục sớm.

Viêm lợi có thể dẫn tới một bệnh nướu nghiêm trọng hơn gọi là viêm nha chu và mất răng.

Nguyên nhân phổ biến dẫn tới viêm lợi thường là do thói quen vệ sinh răng miệng không tốt. Không duy trì một số thói quen như đánh răng mỗi ngày hai lần, sử dụng chỉ nha khoa sau khi ăn và khám răng định kỳ sẽ có thể dẫn tới viêm lợi.

Viêm lợi trùm là gì?

viêm lợi uống thuốc gì

Viêm lợi trùm là tình trạng thường gặp khi mọc răng khôn

Viêm lợi trùm thường xảy ra đối với răng khôn, trong quá trình phát triển của răng khôn. Đây là tình trạng răng không thể mọc lên do sự cản trở của phần lợi phía trên bề mặt răng. Nếu răng tiếp tục mọc ra thì sẽ gây ra cảm giác khó chịu.

Viêm lợi trùm gây sưng đau ảnh hưởng lớn tới khả năng ăn nhai. Sau 3 – 4 ngày nếu như không điều trị kịp thời nhiễm trùng sâu hơn do vi khuẩn tấn công vào bên trong thì sẽ gây ra đau đớn kéo dài kèm theo sốt cao.

Triệu chứng viêm lợi

Lợi khỏe mạnh sẽ có màu hồng nhạt và ôm khít ở xung quanh răng. Một số dấu hiệu của viêm nướu dễ nhận thấy bao gồm:

  • Nướu bị sưng to
  • Có màu đỏ sẫm
  • Nướu dễ chảy máu khi đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa
  • Hôi miệng
  • Tụt lợi
  • Nướu mềm

Nguyên nhân dẫn tới viêm lợi

viêm lợi uống thuốc gì

Không dùng chỉ nha khoa thường xuyên có thể gây tích tụ mảng bám

Viêm lợi phần lớn nguyên nhân là do sự tích tụ mảng bám vi khuẩn giữa và xung quanh răng. Mảng bám răng là một lớp màng sinh học tích tụ tự nhiên trên răng. Chúng sẽ xuất hiện khi vi khuẩn bám vào bề mặt nhẵn của răng.

Mảng bám có thể cứng lại và tạo thành cao răng, gần bề mặt lợi ở chân răng – có màu trắng ngà. Chỉ có nha sĩ mới có thể giúp bạn loại bỏ được hết cao răng.

Sự tích tụ quá nhiều mảng bám và cao răng có thể kích hoạt các phản ứng miễn dịch dẫn tới phá hủy nướu hoặc mô nướu. Hệ quả dẫn tới các biến chứng nặng hơn như mất răng.

Chẩn đoán và điều trị viêm lợi

Khi có các dấu hiệu viêm lợi bạn cần đến gặp bác sĩ nha khoa để thực hiện một số chẩn đoán sau:

  • Kiểm tra răng, nướu, miệng và lưỡi: Để tìm ra các dấu hiệu của mảng bám và viêm nhiễm trên răng.
  • Đo độ sâu túi của rãnh giữa nướu và răng: Bằng cách đưa một đầu dò nha khoa bên cạnh răng vào bên dưới đường viền nướu, thường là một số vị trí trong miệng. Đối với người khỏe mạnh, độ sâu túi thường từ 1 tới 3mm. Túi sâu quá 4mm chỉ có thể đang bị viêm lợi.
  • Chụp X-quang nha khoa: Để kiểm tra tình trạng mất xương ở những khu vực mà nha sĩ nhìn thấy các túi sâu hơn.
  • Các xét nghiệm khác: Nếu như không rõ đâu là nguyên nhân dẫn tới viêm lợi thì nha sĩ khuyên bạn nên đi khám sức khỏe để kiểm tra xem có vấn đề sức khỏe tiềm ẩn nào không. Nếu như viêm lợi tiến triển nặng thì có thể cần chữa bệnh nha chu.

Đối với các tình trạng viêm lợi từ nặng tới nhẹ thì thường điều trị sẽ hướng vào đảo ngược các triệu chứng bệnh và ngăn chặn chúng tiến triển thành bệnh nghiêm trọng hơn và mất răng. Bên cạnh điều trị theo chỉ định của bác sĩ thì khi bị viêm lợi bạn cần chú ý chăm sóc răng miệng đều đặn và bỏ thuốc lá (vời người đang hút thuốc).

Điều trị viêm lợi bao gồm:

  • Vệ sinh răng miệng chuyên nghiệp: Quá trình làm sạch chuyên nghiệp sẽ giúp loại bỏ mảng bám, cao răng và các sản phẩm vi khuẩn – một quy trình gọi là lấy cao răng. Lấy cao răng sẽ loại bỏ toàn bộ cao răng và vi khuẩn khỏi bề mặt răng và bên dưới nướu. Đồng thời nha sĩ sẽ làm nhẵn bề mặt chân răng, ngăn chặn sự tích tụ thêm của cao răng và vi khuẩn để cho phép quá trình lành vết thương diễn ra nhanh chóng.
  • Phục hồi răng: Trường hợp răng mọc lệch hoặc khi mão răng, cầu răng hoặc các vật liệu bên ngoài đặt lên răng không phù hợp thì có thể gây kích ứng nướu và khiến cho việc loại bỏ mảng bám trở nên khó khăn hơn. Nếu như các vấn đề răng hoặc phục hồi răng có thể gây viêm lợi thì bác sĩ sẽ có lời khuyên để điều chỉnh.
  • Khám định kỳ: Viêm lợi thường khỏi sau khi được làm sạch kỹ tại phòng khám nha khoa – miễn là bạn tiếp tục vệ sinh tốt răng miệng tại nhà. Bác sĩ nha khoa sẽ giúp bạn lên lịch khám và điều trị thường xuyên để giúp trị bệnh triệt để.

Viêm lợi uống thuốc gì?

viêm lợi uống thuốc gì

Tìm hiểu viêm lợi uống thuốc gì giúp lành nhanh chóng

Thông thường viêm lợi không cần phải sử dụng thuốc uống trị bệnh mà chỉ cần làm sạch mảng bám và tuân thủ các phương pháp điều trị trực tiếp của nha sĩ. Tuy nhiên với các tình trạng viêm lợi trùm sưng viêm, tấy đỏ thì có thể cần sử dụng thuốc kháng sinh.

Bởi tình trạng viêm nghiêm trọng nên bạn có thể cần dùng thuốc kháng sinh đủ 5 – 7 ngày để có thể giúp tiêu viêm ổn định hơn. Tuy nhiên, sau khi dùng thuốc kháng sinh bạn vẫn cần tuân thủ lịch khám chữa của bác sĩ nha khoa để có thể điều trị khỏi bệnh.

Sử dụng dung dịch xịt răng miệng thảo dược khi đau nhức răng do viêm lợi

Bên cạnh việc chăm sóc răng miệng sạch sẽ, sử dụng thuốc theo chỉ định bác sĩ thì một xu hướng mới trong quá trình chữa lành viêm lợi chính là sử dụng dung dịch xịt răng miệng. Kết hợp các thành phần dược liệu như lá trầu không, hoa đu đủ đực,… xịt răng miệng giúp hỗ trợ giảm đau nhức răng hiệu quả do viêm lợi gây ra.

Khi có các biểu hiện viêm lợi bạn nên xịt vào tổn thương mỗi ngày ít nhất 8 lần, cách nhau 2 – 3 giờ, mỗi lần xịt 1 – 2 nhịp.

Xịt Răng Miệng thảo dược hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

 

XỊT RĂNG MIỆNG NHẤT NHẤT

viêm lợi uống thuốc gìGiúp giảm nhanh:

- Viêm nướu, tụt lợi, chảy máu chân răng

- Đau rát, viêm loét miệng

Thành phần:

Kim ngân hoa; Lá trầu không; Hoa đu đủ đực; Lá đào; Natri benzoat, Tinh dầu bạc hà, Nước tinh khiết vừa đủ 20ml.

Công dụng:

- Hỗ trợ làm giảm đau nhức răng, hỗ trợ ngăn ngừa và làm giảm viêm lợi do sâu răng, viêm chân răng, viêm nướu, tụt lợi, chảy máu chân răng.

- Hỗ trợ làm giảm sưng tấy, đau rát miệng do viêm loét miệng.

Cách dùng:

Lắc kĩ trước khi dùng.

Súc miệng bằng nước ấm trước khi xịt.

Xịt vào tổn thương ngày ít nhất 8 lần, cách nhau 2-3 giờ, mỗi lần xịt 1-2 nhịp. Giữ lại vài giây và sau đó nuốt. Không ăn uống trong vòng 20 phút sau khi xịt.

Bệnh nặng có thể xịt nhiều lần hơn.

Chú ý: Thận trọng cho phụ nữ có thai, cho con bú và trẻ em dưới 2 tuổi.

Quy cách đóng gói:

Hộp 1 chai x 20ml.

Bảo quản:

Nơi khô, dưới 30°C, tránh ánh sáng mặt trời.

Tiêu chuẩn: Tiêu chuẩn cơ sở

Hạn dùng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất

Sản xuất tại: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT

Địa chỉ: Cụm công nghiệp Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An

Điện thoại: 1800.6689 Fax: (0272).3817337

Thông tin chi tiết xem tại: https://nhatnhat.com/xit-rang-mieng-nhat-nhat.html

Đào Tâm
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại