Khi tham gia phỏng vấn lần đầu, dù là việc làm tại nhà hay tại văn phòng, nếu bạn không hiểu rõ về công ty và vị trí mình đang ứng tuyển thì chắc chắn sẽ thất bại. Ngày nay, khi công nghệ thông tin phát triển, bạn có thể dễ dàng nghiên cứu về công ty lẫn vị trí ứng tuyển ngay trên mạng xã hội
Bạn có thể tìm hiểu một số thông tin xoay quanh những nội dung như: Mục tiêu phát triển của công ty là gì, công ty có dịch vụ/ sản phẩm gì nổi bật, thời gian gần đây công ty đạt được những thành quả nào, vị trí ứng tuyển có những yêu cầu gì, nhân viên cần những phẩm chất và năng lực gì khi ứng tuyển vào vị trí đó…
Hãy đánh bay cảm giác lo lắng và bối rối khi phỏng vấn này bằng cách tự thực hành trả lời tại nhà. Sự chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng sẽ giúp ứng viên tự tin hơn rất nhiều khi tham gia vào những buổi phỏng vấn thật sự.
Khi thực hành, bạn có thể luyện tập giới thiệu về bản thân, trình bày lý do ứng tuyển, nêu rõ ưu - nhược điểm của chính mình… Bạn có thể nhờ người thân, bạn bè giúp đỡ để buổi thực hành diễn ra trôi chảy hơn. Ngoài ra, những lời góp ý của người thân, bạn bè cùng việc làm quen với không khí đối thoại sẽ giúp ích rất nhiều đối với kết quả buổi phỏng vấn.
Khi phỏng vấn, tác phong làm việc và thái độ giao tiếp ảnh hưởng rất lớn đến quyết định của nhà tuyển dụng. Bạn nên chú ý đến sớm hơn giờ hẹn, ăn mặc phù hợp, chào hỏi đúng mực, không mở chuông điện thoại, ghi chép khi cần thiết… Tất cả những điều đó, tuy nhỏ, nhưng bước đầu cho nhà tuyển dụng thấy được sự chuyên nghiệp của bạn.
Bên cạnh đó, bạn cần bày tỏ thái độ tôn trọng, lịch sự khi đối đáp với nhà tuyển dụng. Đồng thời, cũng nên cho nhà tuyển dụng thấy được sự nhiệt tình, hứng thú cùng tinh thần cầu tiến, ham học hỏi của ứng viên. Điều này sẽ giúp họ có cái nhìn tích cực hơn về bạn.
Khi lần đầu đi phỏng vấn xin việc, đây là một trong những cách ghi điểm rất hiệu quả. Việc thiếu kinh nghiệm sẽ khiến ứng viên lo lắng, mất tự tin. Thế nhưng, đừng quá bối rối. Bạn có thể tận dụng triệt để những kinh nghiệm bản thân từng có trước đây như từng là nhóm trưởng câu lạc bộ, đội trưởng đội tình nguyện, nhân viên làm việc bán thời gian… Chỉ cần cho thấy sự liên quan của những việc bạn từng làm ở quá khứ với vị trí ứng tuyển, bạn sẽ dễ dàng thuyết phục nhà tuyển dụng.
Phần lớn ứng viên đều nghĩ rằng, mọi cuộc phỏng vấn đều xoay quanh việc nhà tuyển dụng hỏi và ứng viên đưa ra câu trả lời. Tuy nhiên, trong những trường hợp cần thiết, bạn cũng có thể đặt ra câu hỏi cho nhà tuyển dụng. Chẳng hạn, bạn có thể hỏi thêm cơ cấu chi tiết của công ty, hỏi về bước kế tiếp của quy trình tuyển dụng hoặc hỏi về những nhiệm vụ cụ thể khi ứng viên được nhận vào vị trí này...
Việc làm này sẽ giúp nhà tuyển dụng thấy rằng, bạn thật sự quan tâm và hứng thú với vị trí đang ứng tuyển. Tuy nhiên, không nên đặt ra những câu hỏi mà tự bản thân có thể dễ dàng tìm được câu trả lời.
Sau khi rời khỏi buổi phỏng vấn, dù kết quả ra sao, bạn cũng nên gửi lời cảm ơn đến nhà tuyển dụng. Bạn nên bắt tay và cảm ơn trực tiếp đến những người phỏng vấn trước khi rời khỏi phòng. Bên cạnh đó, bạn cũng đừng quên gửi thêm email cảm ơn ngắn gọn ngay khi về nhà. Thời điểm gửi email cảm ơn không nên vượt quá 24 giờ sau khi kết thúc phỏng vấn. Ngôn ngữ sử dụng trong mail phải ngắn gọn, rõ ràng, lịch sự. Đôi khi, chính những dòng email cảm ơn ấy lại tác động tích cực đến kết quả tuyển dụng.
Buổi phỏng vấn sẽ không quá căng thẳng nếu ứng viên trang bị cẩn thận, kỹ lưỡng cho bản thân. Khi đã tự tin, kết quả đạt được sẽ luôn khả quan và tích cực. Với 6 cách ghi điểm khi lần đầu đi phỏng vấn xin việc, hy vọng các ứng viên sẽ nhanh chóng tìm được công việc mà bản thân yêu thích.