Ảnh minh họa
Gạo đen có tác dụng chống oxy hóa, chống lại nhiều rối loạn oxy hóa-stress như viêm, bệnh Alzheimer và xơ vữa động mạch. Sự hiện diện của chất chống oxy hóa anthocyanin đóng một vai trò quan trọng mang lại nhiều lợi ích. Một nghiên cứu đã chỉ ra tác dụng bảo vệ thần kinh của loại hạt tuyệt vời này đó là ngăn ngừa chứng thiếu máu não.
Ảnh minh họa
Ô liu được thu hoạch sau khi đã chín hoàn toàn, chúng có màu đen tự nhiên do tích tụ anthocyanin. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng tổng số hợp chất phenolic trong ô liu đen tăng gấp đôi so với ô liu xanh, khi quá trình chín làm tăng nồng độ của hợp chất này trong trái cây. Điều này làm cho ô liu đen có khả năng chống lại các bệnh như ung thư, rối loạn nhịp tim và các bệnh viêm nhiễm.
Ảnh minh họa
Mộc nhĩ đen thường thấy nhiều trong các món nhẹ hoặc món chay. Nó có tác dụng dưỡng sinh khá hiệu quả. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, thể keo của mộc nhĩ đen có sức hấp thu cực mạnh, có thể thanh lọc dạ dày, đường ruột, làm sạch thận.
Ngoài ra, mộc nhĩ đen còn có thành phần axit nucleic, lecithin - có hiệu quả làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể, giúp tăng cường sức khỏe của thận.
Ảnh minh họa
Nho được tiêu thụ nhiều trên khắp thế giới Nho đen có hàm lượng chất chống oxy hóa cao hơn so với nho đỏ hoặc xanh. Chúng cũng chứa nhiều flavonoid và polyphenol làm cho chúng có vị ngọt, màu sẫm và bổ dưỡng hơn các loại nho khác.
Ảnh minh họa
Vị ngọt, tính bình, tác dụng nhuận tràng bổ huyết. Ăn nhiều đậu đen sẽ phòng được nhiều bệnh vào mùa đông. Theo nhiều nghiên cứu, đậu đen rất giàu albumin thực vật, dịch nhày, axit amin không no, vitamin A, B1, B2, E, PP và rất nhiều canxi.
Loại đậu này có tác dụng làm giảm cholesterol, làm mềm huyết quản, phòng chống đái tháo đường, loãng xương, béo phì, làm đẹp da và kéo dài tuổi thọ.
Ảnh minh họa
Vừng (mè) đen là thực phẩm giàu vitamin E, sắt và kẽm. Trong đó hàm lượng sắt gấp 2 lần so với hạt mè trắng, hàm lượng canxi cao hơn gấp 8 lần so với sữa.
Nếu ăn vừng đen nguyên hạt hệ tiêu hoá sẽ khó hấp thu chất dinh dưỡng, vì vậy chuyên gia khuyên bạn nên ăn vừng đen bằng cách làm thành nước loãng hoặc nghiền giã thành bột. Do hàm lượng chất béo trong vừng đen cao gần 60%, lượng calo cao nên nếu bạn ăn trộn vừng với các món chứa chất béo thì nên giảm lượng dầu mỡ ăn kèm.
Ảnh minh họa
Nhiều người cho rằng dùng nghệ đen tốt hơn nghệ vàng. Tuy nhiên, theo các nhà chuyên môn về y học cổ truyền thì nghệ đen và nghệ vàng có tác dụng rất khác nhau.
Nghệ đen rất hữu ích trong điều trị bệnh trĩ ở người mắc bệnh trĩ, phong, viêm phế quản, hen suyễn, ung thư, bệnh động kinh, sốt, chữa lành vết thương, rối loạn kinh nguyệt, đau răng, nôn mửa… Với những công dụng này, nhiều gia đình bắt đầu cho chúng vào bữa ăn hàng ngày để vừa thay đổi khẩu vị vừa có thể chữa bệnh.
Ảnh minh họa
Kỷ tử màu đen là loại quả nổi tiếng tại Trung Quốc là vị thuốc quan trọng trong các thang thuốc Đông y để chăm sóc sức khoẻ và điều trị bệnh. Trong kỷ tử đen có chứa chất anthocyanidins cao nhất trong tất cả các loại thực vật.
Đồng thời, chất vitamin C, hàm lượng kẽm cao gấp đôi so với kỷ tử có vỏ màu đỏ, trong kỳ chất này ở cà rốt còn thấp hơn so với kỷ tử đỏ.
Ảnh minh họa
Allicin, một hợp chất hoạt tính sinh học mạnh trong tỏi sống bị oxy hóa và chuyển đổi thành các dạng ổn định hơn được gọi là S-allyl cysteine (SAC) và S-allyl mercapto cysteine (SAMC). Các hợp chất này là chất chống oxy hóa mạnh giúp ngăn ngừa nhiều bệnh liên quan đến stress oxy hóa. Ngoài ra, các hợp chất cho thấy tác dụng chống tiểu đường, chống béo phì và bảo vệ thần kinh.
Ảnh minh họa
Trong mỗi 100g quả lý chua đen có chứa tới 181 mg vitamin C và 322 mg kali. Ngoài ra còn có lượng chất chống oxy hoá vô cùng phong phú. Trái cây này có tác dụng giúp giảm mỡ máu và cải thiện khả năng miễn dịch.