Thứ năm, 02/05/2024 | 12:13
RSS

Ngứa vùng kín nữ giới: Cách ngăn ngừa hiệu quả

Thứ sáu, 19/04/2024, 19:37 (GMT+7)

Ngứa vùng kín nữ giới rất dễ tái phát, gây ảnh hưởng lớn đến đời sống. Tìm hiểu nguyên nhân, cách điều trị cũng như phòng ngừa để hạn chế tình trạng này tái phát.

Tìm hiểu cách phòng ngừa ngứa vùng kín nữ giới hiệu quả

MỤC LỤC
Ngứa vùng kín có đặc điểm gì?
Nguyên nhân gây ngứa vùng kín nữ giới
Cách điều trị và ngăn ngừa ngứa vùng kín nữ giới

Ngứa vùng kín có đặc điểm gì?

Ngứa vùng kín nữ giới hay ngứa âm đạo/âm hộ là hiện tượng ngứa râm ran ở âm đạo, hai bên mép âm hộ.

Cơn ngứa có thể kéo dài thường xuyên hoặc theo từng cơn, khác nhau về thời gian và mức độ ngứa. Chị em có thể thấy vùng kín bị ngứa nhiều hơn vào ban đêm và đỡ ngứa hơn vào ban ngày.

Hiện tượng ngứa ở vùng kín có thể chỉ là ngứa đơn thuần, cũng có thể đi kèm một vài triệu chứng khác như tiết nhiều khí hư có mùi hôi khó chịu, nổi mụn ngứa…

Ngứa vùng kín không chỉ khiến phụ nữ luôn khó chịu, ngứa ngáy, ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày mà còn cảm thấy tự ti trong đời sống tình dục.

Nếu không được điều trị kịp thời thì bệnh có thể lây lan từ vùng bị viêm nhiễm sang các bộ phận khác, gây ra những căn bệnh nghiêm trọng và ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.

Ngứa vùng kín nữ giới gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống hàng ngày

Nguyên nhân gây ngứa vùng kín nữ giới

Viêm âm đạo

Nấm Candida khi phát triển quá mức là nguyên nhân chính gây nên tình trạng ngứa âm đạo. Nguyên nhân này chiếm đến 80 – 90% các trường hợp ngứa vùng kín.

Ngoài ra, trùng roi, vi khuẩn, ký sinh trùng,… cũng là thủ phạm chính gây ngứa âm đạo.

Các triệu chứng viêm âm đạo: khí hư bất thường (có màu trắng như bã đậu, có mùi hôi), quan hệ tình dục đau rát, vùng kín ngứa ngáy…

Viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm cổ tử cung

Tình trạng ngứa vùng kín cũng là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý viêm lộ tuyến cổ tử cung hay viêm cổ tử cung.

Ngoài tình trạng vùng kín bị ngứa ngáy khó chịu ra thì nữ giới còn xuất hiện triệu chứng: kinh nguyệt bị rối loạn, đau rát khi quan hệ, chảy máu trong quá trình giao hợp…

Bệnh sùi mào gà

Virus HPV là nguyên nhân chính gây nên bệnh sùi mào gà, sự xuất hiện của virus sẽ khiến cho vùng kín ngứa ngáy, khó chịu. Kèm theo đó là những nốt u nhú, nốt sùi xuất hiện ở quanh bộ phận sinh dục nữ giới: môi lớn, môi bé, âm đạo, hậu môn…

Mụn rộp sinh dục

Mụn rộp sinh dục do virus HSV gây nên với triệu chứng điển hình là ngứa bộ phận sinh dục. Bên cạnh đó, bệnh còn có biểu hiện ra bên ngoài như: xuất hiện những nốt mụn nhọt, u nhú ở trong âm đạo hoặc xung quanh âm hộ. Những biểu hiện của bệnh thường giống với bệnh sùi mào gà nên rất dễ bị nhầm lẫn.

Rận lông mu

Rận lông mu bám rất chắc vào các sợi lông mu, gây tình trạng ngứa ngáy vô cùng khó chịu.

Thay đổi nội tiết tố

Hiện tượng ngứa ở vùng kín có thể xuất phát từ sự thay đổi hormone trong cơ thể, lúc này sẽ không gây hại đến sức khỏe của người phụ nữ. Thông thường chị em sẽ cảm thấy ngứa âm đạo khi mang thai, khi sử dụng biện pháp tránh thai chứa nội tiết tố hoặc trong thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh.

Thói quen sinh hoạt

Không vệ sinh vùng kín sạch sẽ hàng ngày, nhất là trong kỳ kinh nguyệt, trước và sau khi quan hệ tình dục hoặc thụt rửa quá sâu trong âm đạo… đều làm tăng nguy cơ dẫn đến ngứa vùng kín nữ giới.

Sử dụng dung dịch vệ sinh chứa thành phần kích ứng, chất tẩy rửa mạnh cũng có thể gây hại cho vùng kín.

Ngoài ra, sở thích mặc quần lót ôm sát cơ thể với chất liệu không thông thoáng có thể khiến vùng kín bị bí bách, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và nấm phát triển mạnh mẽ gây tổn thương, gây ngứa vùng kín.

Chính thói quen sinh hoạt là nguyên nhân gây ngứa vùng kín

Cách điều trị và ngăn ngừa ngứa vùng kín nữ giới

Điều trị ngứa ở vùng kín phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Các trường do bệnh lý, chị em nên thăm khám bác sĩ chuyên khoa tại các cơ sở y tế để được hướng dẫn điều trị đúng cách và hiệu quả.

Tuy nhiên, việc phòng ngừa luôn đơn giản hơn điều trị. Chị em nên thực hiện các bước sau để giúp ngăn ngừa ngứa vùng kín và hạn chế tái phát bệnh:

  • Giữ cho vùng kín sạch sẽ và khô ráo. Sử dụng dung dịch vệ sinh dịu nhẹ và rửa sạch bằng nước. Tránh làm sạch quá mức, nhiều lần trong ngày ở khu vực này.
  • Mặc đồ lót và quần áo rộng, sợi cotton. Thay đồ lót mỗi ngày và thay đồ mới sau khi dùng 3-6 tháng.
  • Sử dụng khăn mềm sạch lau khô hoàn toàn sau khi tắm và bơi. Tránh mặc quần áo ướt trong thời gian dài.
  • Tránh quan hệ tình dục không có biện pháp bảo vệ, đặc biệt nếu bạn lo lắng bạn hoặc đối tác có thể bị nhiễm trùng.
  • Luôn lau/rửa từ trước ra sau để ngăn vi khuẩn từ hậu môn xâm nhập vào âm đạo.
  • Tránh các sản phẩm hóa học như thụt rửa hoặc thuốc xịt vệ sinh phụ nữ, có thể làm mất cân bằng pH trong âm đạo.
  • Không tùy tiện sử dụng thuốc bôi ngứa khi không có chỉ định của bác sĩ vì khi dùng sai có thể gây ngứa hơn trong thời gian dài..
  • Tránh chấn thương cho vùng kín, chẳng hạn như cạo lông vùng bikini và gãi mạnh quá mức.
  • Có một chế độ ăn uống cân bằng để duy trì vi khuẩn có lợi trong âm đạo như: rau xanh và quả mọng nước, sữa chua, quả nam việt quất, bơ, lợi khuẩn probiotics…
  • Tránh sử dụng băng vệ sinh có mùi thơm hoặc băng vệ sinh không đảm bảo chất lượng. Trong kỳ kinh nguyệt, thay băng vệ sinh từ 4 - 6 tiếng/lần.

Sử dụng dung dịch vệ sinh phụ khoa có thành phần thảo dược để vệ sinh vùng kín hàng ngày giúp làm sạch, ngăn ngừa các tình trạng viêm nhiễm, ngứa vùng kín là một trong những biện pháp phòng ngừa thông dụng và hiệu quả.

Sử dụng dung dịch vệ sinh có độ pH phù hợp sẽ giúp cân bằng hệ vi sinh tại vùng kín, dưỡng ẩm và ngăn mùi hiệu quả.

Làm sạch nhẹ nhàng, an toàn, mềm mại
Thiên Mai – đã thử là dùng mãi

Làm sạch nhẹ nhàng, khử mùi hôi, bảo vệ vùng kín, mang lại cảm giác tự tin với hương thơm quyến rũ. 
Vệ sinh vùng kín hằng ngày, đặc biệt trong thời kỳ ra nhiều huyết trắng, thời kỳ kinh nguyệt, hậu sản, thai nghén, ngăn ngừa viêm nhiễm nấm ngứa.
Vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài cho cả nam, nữ trước và sau quan hệ tình dục. 

 

DS Triệu Ngọc
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại