Thứ bảy, 04/05/2024 | 11:58
RSS

Hỏi đáp: Viêm họng nên uống thuốc gì nhanh khỏi?

Chủ nhật, 21/04/2024, 08:30 (GMT+7)

Viêm họng là tình trạng phổ biến ở cả người lớn và trẻ nhỏ do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Tìm hiểu viêm họng nên uống thuốc gì để chủ động chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình.

Tìm hiểu viêm họng nên uống thuốc gì

Để biết viêm họng nên uống thuốc gì, trước hết cần hiểu thế nào là viêm họng và nguyên nhân gây ra tình trạng này.

Tiệu chứng viêm họng dễ nhận biết

Đau họng

Đây là triệu chứng phổ biến nhất của viêm họng. Đau tăng lên khi nuốt hoặc nói.

Đỏ và sưng họng

Họng có thể trở nên đỏ, sưng và viêm nhiễm khi bị tổn thương.

Cảm giác vướng ở họng

Cảm giác như có thứ gì đó gây kích thích hoặc kích ứng trong họng.

Ho

Ho là một triệu chứng của viêm họng, đặc biệt là khi họng bị kích thích hoặc đau rát.

Ho là một triệu chứng phổ biến của viêm họng

Khản tiếng

Viêm họng gây ảnh hưởng đến dây thanh quản, dẫn đến khản tiếng, có thể mất tiếng.

Sưng amidan

Nếu viêm họng kéo dài và không được điều trị, có thể dẫn đến viêm amidan, gây đau đớn và khó chịu.

Nguyên nhân gây viêm họng

Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm họng, điển hình là:

Nhiễm virus

Virus là nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm họng, như virus cảm lạnh, virus cúm…

Nhiễm vi khuẩn

Một số vi khuẩn như Streptococcus pyogenes có thể gây viêm họng, đặc biệt là trong trường hợp viêm họng nhiễm khuẩn streptococcus.

Tiếp xúc với chất kích ứng

Hít phải bụi, khói, hóa chất hoặc các chất kích ứng khác có thể gây kích ứng và viêm họng.

Hút thuốc lá

Hút thuốc lá hoặc hít phải khói thuốc lá cũng là nguyên nhân gây viêm họng.

Thay đổi mùa

Thời tiết khô hanh, lạnh hoặc thay đổi đột ngột nhiệt độ, độ ẩm không khí có thể làm khô cổ họng và gây viêm.

Lây nhiễm từ người khác

Viêm họng có thể được truyền từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc gần gũi hoặc tiếp xúc với các giọt nước bắn ra khi nói chuyện hoặc ho.

Yếu tố miễn dịch

Hệ thống miễn dịch suy yếu có thể làm tăng nguy cơ viêm họng.

Viêm họng nên uống thuốc gì?

Thuốc kháng histamin

Thuốc kháng histamin như loratadine hoặc cetirizine có giúp giảm triệu chứng viêm họng do dị ứng.

Thuốc làm loãng đờm, dịch nhầy

Thuốc làm loãng đờm hay còn gọi là thuốc long đờm, giúp làm loãng dịch nhầy trong đường hô hấp, phế quản và phổi để ho dễ dàng hơn hoặc tiêu dịch nhầy.

Viêm họng gây ho có thể uống thuốc long đờm

Thuốc ức chế cơn ho

Trong trường hợp ho nhiều, gây ảnh hưởng đến giấc ngủ thì có thể dùng thuốc giảm cảm giác kích thích ho, ức chế hoạt động của cơn ho.

Thuốc kháng sinh

Nếu viêm họng là do nhiễm vi khuẩn, bác sĩ thường kê đơn thuốc kháng sinh như amoxicillin hoặc azithromycin để điều trị.

Thuốc giảm viêm

Thuốc giảm viêm giúp giảm viêm và sưng vùng họng, làm giảm kích ứng họng.

Thuốc giảm đau, hạ sốt

Trong trường hợp viêm họng gây sốt có thể dùng thuốc giảm đau hạ sốt phổ biến như Paracetamol.

Các phương pháp giảm viêm họng không dùng thuốc

Ngoài việc dùng thuốc, bạn cũng nên áp dụng các biện pháp tự nhiên giúp giảm viêm họng, đau họng.

Súc miệng bằng nước muối

Nước muối có tính kháng khuẩn, giúp làm sạch miệng và họng, đồng thời còn giúp loại bỏ dịch nhầy, đờm.

Khi súc miệng, nên ngửa cổ ra đằng sau để dung dịch nước muối tiếp xúc nhiều nhất với vùng họng.

Uống nước ấm

Uống nước ấm giúp làm dịu cổ họng và giảm cảm giác đau và khó chịu.

Ngậm viên ngậm thảo dược

Có một số loại viên ngậm giúp làm ấm hoặc làm mát cổ họng, giảm cảm giác đau họng, giảm ho. Tuy nhiên, với trẻ nhỏ thì không nên cho trẻ dùng viên ngậm họng, để tránh bị hóc.

Dung dịch xịt họng thảo dược

Để giảm đau họng, viêm họng, ho, viêm amidan, khản tiếng, giải pháp đơn giản được nhiều người lựa chọn là sử dụng dung dịch xịt họng thảo dược, chiết xuất từ các dược liệu tốt cho vùng hầu họng như: xạ can, kim ngân hoa, bạch chỉ, lá trầu không, hoàng bá, ngũ vị tử, hoa đu đủ đực, lá đào…

Nhờ sự kết hợp hài hòa của các dược liệu này, dung dịch xịt họng sẽ giúp hỗ trợ làm giảm nhanh ngứa họng, ho, đau rát họng, viêm họng, amidan, thanh quản, khản tiếng hiệu quả.

Nên chọn chai dung dịch được thiết kế dạng vòi xịt dài, để đưa dung dịch đến tại chỗ vùng hầu họng, có tác dụng tại chỗ.

Dung dịch xịt họng thảo dược có vòi xịt dài (ví dụ: Xịt Họng Nhất Nhất) hiện có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc. Có sản phẩm dành riêng cho người lớn và trẻ nhỏ, bạn có thể tham khảo sử dụng.

Dung dịch Xịt Họng Nhất Nhất và Dung dịch Xịt Họng Nhất Nhất Kid
Xịt Họng Nhất Nhất thường cắt ngay cơn ho trong 10 phút

Thành phần:
Xạ can, kim ngân hoa, bạch chỉ, lá trầu không, hoàng bá, ngũ vị tử, hoa đu đủ đực, lá đào.
Phụ liệu: natri benzoate, menthol, aspartam, glycerin, xylitol, nước tinh khiết.

Công dụng:
Tác dụng tại chỗ, hỗ trợ làm giảm nhanh ngứa họng, ho, đau rát họng, viêm họng, amidan, thanh quản, khản tiếng.

Cách sử dụng:
Lắc kỹ trước khi dùng
- Xịt vào họng ngày ít nhất 7 lần, người lớn mỗi lần xịt 4 nhịp, trẻ em mỗi lần 2-3 nhịp (tùy tuổi). Không ăn uống trong vòng 20 phút sau khi xịt.
- Nếu ho nhiều, lâu ngày: xịt vào họng mỗi khi ngứa họng, sắp ho, người lớn mỗi lần xịt 4 nhịp, trẻ em mỗi lần 2-3 nhịp (tùy tuổi). Có thể xịt nhiều lần, từ 10 đến 15 lần/ ngày

 

Anh Nguyễn
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại