Chủ nhật, 28/04/2024 | 01:43
RSS

Giải đáp: Sốt xuất huyết làm gì cho nhanh khỏi?

Chủ nhật, 21/01/2024, 07:12 (GMT+7)

Sốt xuất huyết có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Tìm hiểu sốt xuất huyết làm gì cho nhanh khỏi giúp người bệnh và người thân chủ động trong việc chăm sóc và điều trị.

Tìm hiểu sốt xuất huyết làm gì cho nhanh khỏi

Triệu chứng bệnh sốt xuất huyết 

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra. Bệnh lây truyền qua muỗi vằn (muỗi Aedes aegypti) mang mầm bệnh đốt.

Theo số liệu từ Tổ chức Y tế thế giới WHO, mỗi năm trên thế giới có khoảng 390 triệu người bị nhiễm virus Dengue dẫn đến bệnh sốt xuất huyết. Sốt xuất huyết là gánh nặng thực sự cho các nước đang phát triển, trong đó có châu Á.

Từ khi bị muỗi vằn mang virus Dengue đốt, virus sẽ ủ bệnh khoảng 4-7 ngày. Sau đó, các triệu chứng sẽ xuất hiện.

  • Sốt cao, có thể cao hơn 40 độ C
  • Đau đầu
  • Đau phía sau mắt
  • Đau cơ và đau khớp
  • Buồn nôn và nôn

Sau 3-4 ngày bị sốt, các nốt phát ban sẽ nổi lên. Phát ban sẽ thuyên giảm sau 1-2 ngày.

Các nốt phát ban sẽ nổi lên sau 3-4 ngày bị sốt

Dấu hiệu bệnh sốt xuất huyết trở nặng 

Người bệnh bị tổn thương các mạch máu, mạch bạch huyết, chảy máu cam, chảy máu chân răng, da bầm tím. Người bệnh bị mệt mỏi, li bì, choáng, nôn nhiều, chân tay lạnh ẩm, thậm chí còn nôn ra máu hoặc có máu trong phân (do xuất huyết nội tạng). 

Khi thấy xuất hiện các triệu chứng này, cần đưa người bệnh đến bệnh viện để được điều trị kịp thời, tránh để lâu có thể dẫn đến di chứng nặng. 

Sốt xuất huyết làm gì cho nhanh khỏi? 

Sốt xuất huyết là bệnh do virus gây ra và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. 

Khi bị sốt xuất huyết, người bệnh cần: 

  • Nghỉ ngơi: Người bệnh cần nghỉ học, nghỉ làm, nghỉ ngơi nhiều hơn.
  • Uống nhiều nước: Sốt cao kéo dài dễ gây mất nước và chất điện giải. Người bệnh cần uống nhiều nước hơn, đặc biệt là dung dịch bù nước, bù điện giải.
  • Dùng thuốc giảm đau, hạ sốt: Dùng thuốc paracetamol để hạ sốt theo đúng liều lượng quy định. Không dùng Ibuprofen hay Aspirin khi bị sốt xuất huyết vì những loại thuốc này ngăn tập kết tiểu cầu, khiến chảy máu không cầm được.
  • Ăn uống: Người bệnh nên ăn uống đầy đủ, nếu không muốn ăn, có thể ăn cháo loãng, súp, uống sữa… để cung cấp năng lượng và dinh dưỡng để cơ thể nhanh hồi phục. Hạn chế ăn thức ăn có màu đỏ, nâu hoặc đen, để phòng trừ trường hợp bị Xuất huyết tiêu hóa mà không biết.
  • Không tự ý truyền dịch tại nhà: Khi bị sốt xuất huyết, cơ thể rất nhạy cảm và dễ bị sốc khi truyền dịch. Truyền dịch có thể dẫn đến mất cân bằng muối nước, gây ứ đọng nước trong các mô, tăng nguy cơ tràn dịch màng phổi.
  • Theo dõi các triệu chứng: Người thân cần theo dõi sát sao các triệu chứng của người bệnh sốt xuất huyết để sớm phát hiện những dấu hiệu bất thường. Nếu thấy người bệnh có những triệu chứng trở nặng, cần đưa người bệnh đến bệnh viện để được điều trị.

Người bệnh sốt xuất huyết nên ăn uống đầy đủ, có thể ăn cháo cho dễ tiêu

Phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết 

Vì bệnh sốt xuất huyết là do muỗi mang mầm bệnh truyền nhiễm. Do vậy, để phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết thì cần phòng tránh bị muỗi đốt.

Có rất nhiều cách phòng chống muỗi bạn có thể tham khảo và thực hiện ngay:

  • Thường xuyên dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ, đổ rác: Không để nước đọng để ngăn ngừa muỗi sinh sản 
  • Cắt tỉa cây cối um tùm: Muỗi thích sống ở những nơi có cây cối um tùm. Vì vậy, cần phá bỏ môi trường sống của muỗi, nên cắt tỉa cây cối thường xuyên.
  • Trồng cây đuổi muỗi: Xung quanh nhà, ban công nên trồng các loại cây có tác dụng đuổi muỗi như sả, húng quế, bạc hà… 
  • Dùng đèn bẫy muỗi: Bằng cơ chế phát sáng, đèn bẫy muỗi sẽ thu hút các loại muỗi sa vào, sau đó bị bắt giữ lại qua cách hút gió hoặc tiêu diệt bằng cách sốc điện.
  • Mắc màn khi ngủ: Dùng màn khi ngủ là cách dễ dàng và hiệu quả để ngăn ngừa muỗi và côn trùng. 
  • Dùng tinh dầu đuổi muỗi: Hương thơm của một số loại tinh dầu có thể khiến muỗi tránh xa và không dám lại gần để đốt bạn. Một số loại tinh dầu đó là: sả chanh, hoa phong lữ…
  • Dùng sản phẩm phòng và chống muỗi đốt thảo dược: Để tiện lợi và an toàn, có thể dùng sản phẩm chống muỗi dạng xịt và dạng lăn từ thảo dược, có chứa một số loại tinh dầu có tác dụng xua đuổi muỗi.

Sản phẩm xịt và lăn chống muỗi từ thảo dược – phòng chống sốt xuất huyết 

Xu hướng mới hiện nay trong việc phòng ngừa muỗi đốt chính là sử dụng các sản phẩm chống muỗi từ thảo dược, chiết xuất từ một số loại tinh dầu như sả chanh, sả java, hoa phong lữ… 

Với sản phẩm dạng xịt: 

Dùng xịt lên da, hoặc xịt vào quần áo, đồ vật trong nhà. Hương thơm từ tinh dầu giúp ngăn ngừa muỗi và côn trùng. 

Với sản phẩm dạng lăn: 

Dùng lăn lên da để ngăn ngừa muỗi và côn trùng. Có thể lăn trực tiếp lên vết muỗi và côn trùng đốt sẽ giúp giảm sưng ngứa hiệu quả.

Cả sản phẩm dạng xịt và dạng lăn đều an toàn với bà bầu và trẻ em từ 6 tháng tuổi.

Sản phẩm xịt và lăn chống muỗi (ví dụ: Antimuoi Nhất Nhất) có bán tại hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc, bạn có thể tham khảo sử dụng. 

Antimuoi Nhất Nhất - Đuổi muỗi bay xa, bảo vệ cả nhà

Tác dụng:
Dạng lăn: Dùng lăn lên da, hương thơm từ tinh dầu trong sản phẩm giúp làm thơm da, làm dịu da khi ngứa, giúp ngăn ngừa muỗi và côn trùng. Sản phẩm an toàn, dưỡng da mềm mịn nhờ thành phần vitamin E và dầu hạnh nhân có tác dụng chống oxy hóa, ngăn ngừa lão hóa da, tăng cường dưỡng ẩm cho da, thân thiện với sức khỏe và làn da của cả mẹ bầu và trẻ em từ 6 tháng tuổi.
Dạng xịt: Dùng xịt lên da, hương thơm từ tinh dầu sản phẩm giúp làm thơm da, làm dịu da khi ngứa, giúp da ngăn ngừa muỗi và côn trùng. Sản phẩm an toàn, dưỡng da mềm mịn nhờ thành phần Glycerin, tăng cường dưỡng ẩm cho da, thân thiện với sức khỏe và làn da của mẹ bầu và trẻ em từ 6 tháng tuổi.

 

Anh Nguyễn
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại