Thứ ba, 30/04/2024 | 02:50
RSS

Người bị sốt xuất huyết có uống sữa được không?

Thứ bảy, 11/11/2023, 20:50 (GMT+7)

Việc lựa chọn thực phẩm phù hợp khi điều trị bệnh sốt xuất huyết là điều vô cùng quan trọng. Trong đó, sữa là đồ uống dinh dưỡng được nhiều bệnh nhân sử dụng. Vậy người sốt xuất huyết uống sữa được không? Nếu uống sữa bình thường thì nên ưu tiên loại sữa gì? Hãy khám phá những câu trả lời hữu ích thông qua bài viết dướ

I - Người bị sốt xuất huyết có nên uống sữa không?

Người bệnh sốt xuất huyết hoàn toàn nên tăng cường uống sữa để hồi phục sức khỏe Theo đó trong thời gian bị sốt xuất huyết thì sức khỏe bị bào mòn nghiêm trọng nên cần gia tăng dinh dưỡng nhằm cân bằng thể trạng. Vì vậy sữa là lựa chọn tuyệt vời để tăng cường protein, canxi, vitamin D, magie, photpho…

Các dưỡng chất có trong sữa có nhiệm vụ ngăn ngừa mầm bệnh gây ra sốt xuất huyết, hỗ trợ cho quá trình phục hồi sức khỏe. Ngoài ra, người bệnh sốt xuất huyết có trạng thái chán ăn, khó ăn uống, người mệt mỏi khiến thể trạng suy kiệt nhanh.

Vì thế sữa là thức uống tuyệt vời giúp kích thích vị giác mà còn cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể trong điều trị. Tuy nhiên, người bệnh cần ưu tiên dùng sữa tươi tiệt trùng để tránh gây ra tổn thương cho cơ thể.

Trong thời gian bị sốt nên tránh xa dòng sữa chưa tiệt trùng hoặc chưa được xử lý cẩn thận. Bởi dòng sữa này vần còn chứa vi khuẩn, mầm bệnh gây hại. Sữa chưa qua xử lý tiệt trùng tiềm ẩn nguy cơ tồn động vi khuẩn như E.coli, Listeria, Campylobacter, Salmonella…

Nếu uống sữa kém chất lượng sẽ khiến bệnh sốt xuất huyết sẽ diễn biến ngày càng nghiêm trọng hơn. Mặt khác, cơ thể còn xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như: rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy, đau bụng dữ dội, nôn mửa) hoặc có thể gây tê liệt thần kinh, đột quỵ hoặc thậm chí là tử vong.

sốt xuất huyết uống sữa được không

II - Người bị sốt xuất huyết nên uống sữa gì có lợi với sức khỏe?

Uống sữa tốt, chất lượng cao là điều tuyệt vời nhất đối với sức khỏe của người bệnh. Vì vậy dưới đây là một số nhóm sữa thích hợp để người bệnh sốt xuất huyết sử dụng:

1. Sữa tươi tiệt trùng

Tiệt trùng là biện pháp sử dụng nhiệt độ cao để loại bỏ độc tố, mầm bệnh gây hại xuất hiện trong sữa tươi. Thời gian tiệt trùng chỉ diễn ra trong khoảng thời gian rất ngắn chỉ khoảng 3 - 5 giây nên chỉ làm mất đi một phần rất nhỏ dưỡng chất có trong sữa.

Sử dụng sữa tươi đã qua tiệt trùng có thể đảm bảo an toàn cho sức khỏe, giúp bổ sung nhiều dưỡng chất (protein, canxi, vitamin C, A, B, D…) có lợi khiến cho cơ thể người bệnh phục hồi nhanh chóng và tăng cường sức đề kháng, chống lại vi rút gây sốt xuất huyết.

Vậy người bị sốt xuất huyết uống sữa vinamilk, sữa milo... được không? Chắc chắn người bệnh có thể uống dòng sữa này vì đây là sản phẩm sữa đã qua xử lý và được cơ quan có chuyên môn chứng nhận. Nhóm sữa vinamil, milo là sữa tươi tiệt trùng nên an toàn với người bệnh sốt xuất huyết.

sốt nên uống sữa tươi tiệt trùng

3. Sữa đậu nành

Sữa đậu nành là loại thực phẩm có chứa hàm lượng protein dồi dào, cải thiện hệ miễn dịch cơ thể toàn diện. Tác dụng tuyệt vời từ sữa đậu nành để cơ thể gia tăng đề kháng, chống lại các tác nhân gây bệnh sốt xuất huyết.

Ngoài ra, người bệnh sốt xuất huyết nên dùng sữa đậu nành để nhanh chóng vượt qua cảm giác mệt mỏi, người uể oải. Người lớn đang mắc bệnh sốt xuất huyết có thể uống mỗi ngày khoảng 500ml sữa đậu nành, mỗi ngày chia 2 lần.

3. Sữa bột đóng hộp (Sữa Ensure)

Một số loại sữa bột đóng hộp mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe cho người đang bị sốt xuất huyết, điển hình như sữa Ensure. Loại sữa này có tác dụng tăng cường sức đề kháng, giảm triệu chứng sốt xuất huyết và tốt cho người mới ốm dậy hoặc đang trong quá trình điều trị bệnh.

Ngoài ra, sữa Ensure phân chia theo độ tuổi giữa trẻ em và người già. Vì thế khi chọn mua mọi người nên theo dõi cẩn thận để cơ thể có nguồn năng lượng tốt, nâng cao thể trạng và sản sinh ra kháng thể nhằm chống lại mầm bệnh nguy hại.

sốt uống sữa ensure được không

III - Ngoài sữa chưa tiệt trùng, người bị sốt xuất huyết nên tránh gì?

Người bị sốt xuất huyết không được uống sữa chưa qua xử lý để tránh bệnh trở nặng. Bên cạnh đó, người bệnh trong thời gian này cần hạn chế ăn thực phẩm dưới đây:

  • Đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ: Những loại đồ ăn này có thể tạo thêm nhiều gánh nặng cho hệ tiêu hóa, làm giảm sức đề kháng của cơ thể. Vì vậy, hãy hạn chế tiêu thụ loại đồ ăn này (khoai tây chiên, gà rán) và thay vào đó là tiêu thụ món ăn lành mạnh hơn (đồ luộc, đồ hấp).
  • Nước ngọt, nước ép đóng chai: Đây là đồ uống có chứa hàm lượng đường cao, khiến làm giảm hoạt động của tế bào bạch cầu chống lại mầm bệnh xâm nhập từ bên ngoài, và từ đó làm cho bệnh sốt xuất huyết khó khỏi hơn. Vì vậy, bạn nên lựa chọn những loại đồ uống có chứa ít đường như nước ép ổi, nước ép dưa chuột…
  • Cà phê hoặc trà: Đôi khi chỉ vì vô tình uống cà phê hoặc trà trong quá trình điều trị sốt xuất huyết có thể khiến cho tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn. Loại đồ uống này có thể khiến cơ thể rơi vào tình trạng mất nước, làm cho triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết trở nên nặng nề hơn.
  • Thịt cá có nồng độ cholesterol cao: Đây đều là nguồn nguyên liệu khó tiêu hóa, gây rối loạn tiêu hóa và có thể làm giảm hấp thu các chất dinh dưỡng khác. Do đó sau khi ăn, bệnh nhân có thể trạng suy yếu thậm chí suy giảm sức đề kháng và khiến bệnh lâu khỏi.

IV - Một số chú ý cho người bị sốt xuất huyết khi uống sữa

Uống sữa đúng loại, khoa học là cách hiệu quả giúp cơ thể gia tăng các dưỡng chất cần thiết. Từ đó cơ thể được tái tạo năng lượng, gia tăng miễn dịch đồng thời cải thiện thể trạng tốt nhất. Vì thế khi mắc sốt xuất huyết bạn nên chú ý những vấn đề dưới đây:

  • Nếu có biểu hiện rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy, đầy hơi, buồn nôn và nôn), dị ứng hoặc không hấp thu lactose thì nên tránh uống sữa. Nếu uống sữa có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh khiến cơ thể khó phục hồi sức khỏe.
  • Trong sữa có chất gây tương tác với thuốc điều trị sốt xuất huyết, làm giảm tác dụng của thuốc hoặc làm sản sinh ra một số chất độc hại cho cơ thể. Do đó nên uống sữa hoặc thuốc cách nhau ít nhất khoảng 2 - 3 giờ.
  • Người bệnh có tiền sử tiểu đường hoặc đường huyết cao thì nên chọn sữa ít đường hoặc không đường để tránh làm đường huyết tăng vọt.
  • Nếu uống sữa thấy bệnh tăng nặng, người mệt mỏi và yếu hơn… thì cần tạm dừng ngay việc uống sữa và báo cho bác sĩ điều trị.

sốt xuất huyết uống sữa được không

Hy vọng những thông tin mà bài viết đã chia sẻ đã giúp bạn giải đáp thắc mắc: Sốt xuất huyết uống sữa được không. Mặt khác những lưu ý trong thời gian uống sữa giúp người bệnh có cách sử dụng khoa học và tìm ra loại sữa phù hợp nhất. Chúng tôi tin rằng từ những gợi ý của chúng tôi sẽ giúp người mắc sốt xuất huyết nhanh hồi phục, hạn chế tổn thương sức khỏe.

DS Lương Hưng
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại