Trong số các căn bệnh phổ biến trong xã hội hiện đại ngày nay, cận thị và còng lưng là hai trong những tật chiếm tỷ lệ cao. Trong đó, chứng bệnh còng lưng (gù lưng, lưng tôm) không chỉ làm ảnh hưởng đến vóc dáng, gây mất thẩm mỹ mà còn khiến sinh hoạt, làm việc hàng ngày bất tiện và có thể để lại những di chứng nặng nề về sức khỏe Vậy, làm thế nào để có cách chữa lưng tôm an toàn, hiệu quả?
Nguyên nhân gây bệnh
Có hai nguyên nhân chính gây ra bệnh lưng tôm: do bệnh lý hoặc do lối sống sinh hoạt hàng ngày. Do bệnh lý là trường hợp người bệnh bị gù lưng bẩm sưng hoặc cột sống bị tổn thương do thoái hóa, u bướu, chấn thương hoặc nhiễm trùng.
Tuy nhiên, phổ biến nhất là bị gù lưng do lối sống sinh hoạt, làm việc thường ngày. Ngồi học, làm việc không đúng tư thế hoặc sử dụng bàn ghế không phù hợp với kích thước cơ thể; đeo cặp quá nặng; thường mang vác nặng,… lâu ngày sẽ khiến cột sống bị tổn thương, dáng đi xiêu vẹo và dẫn tới chứng lưng tôm.
Ăn uống
Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh, cần có một chế độ ăn uống hợp lý, khoa học, đầy đủ dưỡng chất. Tích cực ăn rau quả, uống sữa có thành phần canxi và vitamin D cao để bộ xương cứng cáp. Ngoài ra, ăn uống hợp lý cũng giúp kiểm soát cân nặng bởi khung xương con người chỉ đủ sức mang một khối lượng cơ thể nhất định.
Thay đổi cách sinh hoạt
Ngay từ khi trẻ còn nhỏ, cha mẹ phải chú ý hướng dẫn trẻ cách ngồi học, ngồi ăn, ngồi chơi,… sao cho đúng tư thế. Khi ngồi phải chọn bàn ghế phù hợp với lứa tuổi, khổ người; tư thế ngồi ngay ngắn, không lệch quá sang một bên nào. Đặc biệt, cha mẹ nên chọn cho trẻ loại ba lô hai quai, cặp đi học chống gù lưng và không bắt trẻ mang cặp sách quá nặng, quá lâu, tránh đeo cặp / túi sách quai chéo.
Tư thế đi cũng phải ngay ngắn, không xiêu vẹo. Chọn giường cứng để ngủ, tập gối đầu thấp và tư thế ngủ nằm thẳng chân, chân tay duỗi thẳng. Tránh phải mang, vác vật nặng thường xuyên.
Tập luyện
Tập luyện thể dục thể thao là cách chữa bệnh lưng tôm hiệu quả, đồng thời hạn chế nguy cơ mắc bệnh ngay từ đầu. Có rất nhiều bài tập đơn giản, nhẹ nhàng nhưng hiệu quả như tập xà, tập với bóng, với tạ hay tập yoga. Người bị bệnh gù lưng nên nghiên cứu cẩn thận hoặc tìm đến bác sĩ tư vấn để có phương pháp rèn luyện phù hợp. Trường hợp bệnh quá nặng có thể tham khảo phương án vật lý trị liệu, mang áo nẹp hay phẫu thuật chỉnh hình.