Thứ bảy, 27/04/2024 | 12:25
RSS

Cách chữa cảm lạnh ra nhiều mồ hôi hiệu quả

Thứ tư, 21/02/2024, 17:36 (GMT+7)

Cảm lạnh ra nhiều mồ hôi không chỉ gây mệt mỏi, mà còn khiến người bệnh bất an, lo lắng. Muốn tìm được cách chữa cảm lạnh ra nhiều mồ hôi, trước hết cần hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh.

Ra mồ hôi là triệu chứng phổ biến khi bị cảm lạnh

MỤC LỤC:
Nguyên nhân cảm lạnh toát mồ hôi
Cảm lạnh đổ mồ hôi có nguy hiểm không?
Những lưu ý khi chữa cảm lạnh ra nhiều mồ hôi
Chữa cảm lạnh ra nhiều mồ hôi bằng thảo dược

Nguyên nhân cảm lạnh toát mồ hôi

Trước hết cần hiểu, cảm lạnh là bệnh do virus gây ra với đa dạng các chủng gây bệnh. Trong đó Rhinovirus là tác nhân chính và phổ biến nhất gây cảm lạnh. Khi virus tấn công cơ thể sẽ xuất hiện những phản ứng để chống lại sự xâm nhập của mầm bệnh. Chính những phản ứng này là nguyên nhân gây nên hiện tượng cảm lạnh toát mồ hôi.

Cụ thể, tình trạng cảm lạnh đồ mồ hôi được cho là do các phản ứng sau đây gây ra:

Nhiệt độ cơ thể tăng do nhiễm trùng

Sốt là phản ứng bảo vệ hàng đầu của cơ thể khi có tác nhân lạ xâm nhập. Thân nhiệt cơ thể tăng lên dẫn tới các nang lông mở và tăng hoạt động của tuyến mồ hôi.

Khi cơ thể bắt đầu chiến đấu với virus gây cảm lạnh. Cơ thể hoạt động cường độ cao làm tăng nhiệt độ để tiêu diệt chúng. Điều này có thể làm tăng sự mệt mỏi và dẫn đến mồ hôi nhiều hơn để làm mát cơ thể.

Sự tăng cường hoạt động của hệ thần kinh

Cảm lạnh có thể làm tăng hoạt động của thần kinh, đặc biệt là khi cơ thể cố gắng giữ ổn định nhiệt độ. Điều này có thể kích thích mở nang lông và tuyến mồ hôi hoạt động mạnh đã tới mồ hôi tiết ra nhiều.

Mệt mỏi và stress

Cảm lạnh thường đi kèm với sự mệt mỏi và căng thẳng. Cả hai yếu tố này đều có thể làm tăng cảm giác nóng bức và khiến cơ thể sản xuất mồ hôi nhiều hơn.

Cảm lạnh đổ mồ hôi có nguy hiểm không?

Tăng tiết mồ hôi là hoạt động hết sức bình thường của cơ thể khi bị cảm lạnh. Tuy nhiên, nếu cảm lạnh ra nhiều mồ hôi cần chú ý bù nước để tránh các nguy cơ sau:

Mất nước và điện giải

Cùng quá trình tiết mồ hôi, một lượng lớn nước và các chất điện giải bị thoát ra khỏi cơ thể. Tiết mồ hôi nhiều khi cảm lạnh có thể gây mất nước và điện giải khiến cơ thể mệt mỏi, lừ đừ, da khô nóng, môi nứt nẻ.

Tăng nguy cơ sốc tuần hoàn

Nếu không duy trì việc uống nước đầy đủ khi cảm lạnh ra nhiều mồ hôi, có thể dẫn đến tình trạng mất nước nghiêm trọng và gây các triệu chứng nguy hiểm như: tụt huyết áp, nguy cơ nhiễm độc tố, giảm sự tập trung và hoạt động của hệ thần kinh.

Ảnh hưởng chất lượng giấc ngủ

Ngủ và nghỉ ngơi đủ là điều kiện quan trọng và cần thiết để cơ thể mau chóng hồi phục. Tuy nhiên, khi cảm lạnh đổ nhiều mồ hôi, cảm giác dính và ẩm từ quần áo ướt kèm cảm giác lạnh khi ra mồ hôi có thể khiến người bệnh khó chịu, gặp khó khăn để đi vào giấc ngủ.

Người bị cảm lạnh ra nhiều mồ hôi có thể khó ngủ hoặc mất ngủ

Nguy cơ nhiễm độc tố

Mất nước do quá trình tăng tiết mồ hôi khi cảm lạnh vô tình làm tăng nồng độ các chất cặn bã trong cơ thể và gây nhiễm độc.

Dễ mắc bệnh

Nước là một phần quan trọng tham gia hình thành và duy trì hoạt động của hệ thống miễn dịch. Mất nước do cảm lạnh ra nhiều mồ hôi có thể ảnh hưởng đến hệ miễn dịch dẫn đến dễ mắc bệnh.

Đặc biệt, khi hệ miễn dịch suy giảm kèm theo tình trạng mồ hôi ra nhiều vùng lưng có thể dẫn tới các vấn đề tại phổi như viêm phổi, viêm phế quản. Đây là biến chứng rất phổ biến ở người bị cảm lạnh ra nhiều mồ hôi, đặc biệt là trẻ nhỏ.

Những lưu ý khi chữa cảm lạnh ra nhiều mồ hôi

Khi người cảm lạnh ra nhiều mồ hôi, việc chăm sóc đúng cách có thể giúp giảm triệu chứng và tăng cường sức khỏe Dưới đây là một số chế độ chăm sóc bạn có thể thực hiện:

1. Giữ cơ thể đủ ấm và đủ thoáng

Bạn nên giữ cơ thể ấm bằng cách mặc quần áo ấm và sử dụng chăn khi nằm xuống. Tránh gió lạnh để không kích thích cơ thể sản xuất nhiều mồ hôi hơn.

Không nên mặc quá nhiều quần áo gây bí bách. Điều này khiến mồ hôi tiết ra nhưng không bay hơi mà ngấm ngược vào cơ thể và gây lạnh, dính, khó chịu cho người bệnh.

2. Uống đủ nước

Mồ hôi là một cách cơ thể điều chỉnh nhiệt độ cơ thể. Việc mất nước thông qua mồ hôi có thể dẫn đến mệt mỏi. Hãy đảm bảo uống đủ nước để duy trì sự cân bằng.

3. Nghỉ ngơi đủ

Cho cơ thể thời gian để nghỉ ngơi và hồi phục khi đang bị cảm lạnh. Nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc là lúc cơ thể tập trung năng lượng cho việc phục hồi. Do đó, nếu không có việc gì cần thiết, hãy ưu tiên nghỉ ngơi tại chỗ, tránh các hoạt động tiêu hao nhiều năng lượng.

4. Vệ sinh cơ thể hàng ngày

Một sai lầm phổ biến rằng cảm lạnh không nên tắm gội để tránh bị nhiễm lạnh. Tuy nhiên, cơ thể cần được vệ sinh sạch sẽ để thoải mái hơn và giúp ngủ ngon hơn.

5. Vận động nhẹ nhàng

Vận động giúp tăng cường lưu thông máu và tiêu hóa tốt hơn. Tuy nhiên, tránh hoạt động nặng nhọc khi bạn đang bị cảm lạnh.

6. Dinh dưỡng cân đối

Ăn uống cân đối và giàu chất dinh dưỡng giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch và duy trì sức khỏe nói chung. Bổ sung đầy đủ các nhóm chất bằng các thực phẩm đảm bảo an toàn và dinh dưỡng cho người đang bị cảm lạnh.

Cháo là thực phẩm dễ ăn cho người bị cảm. Cháo trắng với thịt bằm cùng một số loại rau gia vị như hành lá và tía tô giúp giải cảm rất hiệu quả.

Cháo hành tía tô giúp giải cảm hiệu quả

Chữa cảm lạnh ra nhiều mồ hôi bằng thảo dược

Bên cạnh chế độ nghỉ ngơi và chăm sóc hợp lý, người bị cảm lạnh nên sử dụng thêm một số loại thảo dược giúp hỗ trợ giải cảm.

Gừng

Gừng có tính ấm, giúp làm giảm cảm giác lạnh và kích thích quá trình tiêu hóa.

Trà cúc la mã

Trà cúc có tác dụng làm dịu họng và giúp giảm căng thẳng, giúp ngủ sâu hơn.

Bạc hà

Bạc hà có tác dụng giảm cảm giác nóng bức và có thể giúp kiểm soát sự sản xuất mồ hôi.

Mật ong

Mật ong có tính ấm và giúp làm dịu cổ họng. Uống mật ong với nước ấm giúp giảm đau họng và giảm ho.

Xông lá giải cảm

Xông là phương pháp sử dụng nhiệt để mở lỗ chân lông giúp ra thật nhiều mồ hôi để điều chỉnh nhiệt cơ thể và làm ấm. Trong Đông y, đây cũng là phương pháp giúp phát tán phong hàn hiệu quả.

Bài thuốc giải cảm

Bên cạnh các loại dược liệu trong nhà bếp, các bài thuốc chữa cảm Đông y cũng là lựa chọn cho những người đang bị cảm lạnh.

Bài thuốc giải cảm bao gồm nhiều loại dược liệu được kết hợp cân bằng giúp phát tán phong hàn, giảm các triệu chứng của cảm như hắt hơi, sổ mũi, đau đầu, đau nhức cơ thể, ho, sốt (ra nhiều mồ hôi…).

Hiện nay bài thuốc giải cảm đã được chuyển giao sản xuất tại nhà máy dược phẩm hiện đại chuẩn GMP-WHO, tạo nên Thuốc Giải Cảm dạng viên nén tiện dụng.

Thuốc Giải Cảm dạng viên nén (ví dụ: Giải Cảm Nhất Nhất) hiện có bán tại hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc. Bạn có thể tham khảo để sử dụng.

Sản xuất từ dược liệu, tại nhà máy đạt GMP-WHO GIẢI CẢM NHẤT NHẤT

Tác dụng: phát tán phong hàn.
Chỉ định: Dùng để điều trị các trường hợp cảm mạo tứ thời với các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, đau đầu, ho, đau nhức mỏi cơ thể, sốt nhẹ.
Liều dùng, cách dùng:
- Người lớn: Ngày uống 02 lần, mỗi lần 02 viên.
- Trẻ em từ 30 tháng tuổi trở lên: Ngày uống 02 lần, mỗi lần 01 viên. 

 

DS Trần Bích
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại