Thứ tư, 08/05/2024 | 23:26
RSS

Chăm sóc trẻ bị cảm lạnh và những điều cần chú ý

Thứ sáu, 02/02/2024, 06:30 (GMT+7)

Trẻ bị cảm lạnh là vấn đề rất nhiều phụ huynh lo lắng. Hiểu rõ về dấu hiệu cảm lạnh, cách chăm sóc và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp có thể giúp trẻ nhanh chóng hồi phục.

Cảm lạnh là chứng bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ

MỤC LỤC:
Nguyên nhân khiến trẻ bị cảm lạnh
Dấu hiệu trẻ bị cảm lạnh
Trẻ bị cảm lạnh phải làm sao?

Nguyên nhân khiến trẻ bị cảm lạnh

Cảm lạnh là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên, thường do virus gây ra. Bệnh thường xuất hiện mùa lạnh và là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến, đặc biệt ở trẻ nhỏ và người già.

Dù cảm lạnh thường tự khỏi trong khoảng một đến hai tuần, nhưng nó có thể gây ra nhiều phiền toái và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Trẻ có thể bị cảm lạnh do một số nguyên nhân sau đây:

  • Virus Rhinovirus: Rhinovirus là loại virus phổ biến nhất gây cảm lạnh. Nó lây truyền chủ yếu qua tiếp xúc với dịch tiết của người bệnh khi sổ mũi, ho, hắt hơi…
  • Virus Coronaviruses và Adenoviruses: Một số virus khác như Coronaviruses và Adenoviruses cũng có thể gây cảm lạnh. Một số biến thể của coronavirus có thể gây bệnh nặng hơn như covid-19
  • Tiếp xúc với người bệnh cảm: Việc tiếp xúc với người bệnh hoặc vật dụng có dính virus cũng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
  • Yếu tố thời tiết: Mùa lạnh thường tạo điều kiện thuận lợi cho virus lây lan, do đó, cảm lạnh thường xuất hiện nhiều vào mùa thu và mùa đông.
  • Yếu tố miễn dịch: Hệ thống miễn dịch suy giảm có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Người già, trẻ em, và những người có hệ thống miễn dịch suy giảm đặc biệt dễ bị cảm lạnh.
  • Tiếp xúc tại nơi công cộng: Những nơi đông người như trường học, văn phòng, hoặc phương tiện công cộng là nơi lây lan cảm lạnh một cách dễ dàng.

Virus là tác nhân chính gây cảm lạnh ở trẻ

Dấu hiệu trẻ bị cảm lạnh

Một số dấu hiệu cảnh báo trẻ bị cảm lạnh cần chú ý:

Hắt hơi sổ mũi

Trẻ bị sổ mũi và hắt hơi liên tục là dấu hiệu cảm lạnh phổ biến nhất. Đặc biệt dịch mũi nhiều, trong là dấu hiệu cực kỳ quan trọng mẹ cần chú ý và xử lý ngay để phòng ngừa bội nhiễm.

Đau họng và ho

Hệ miễn dịch của trẻ nhỏ còn non yếu, do đó virus dễ dàng xâm nhập và gây bệnh xuống họng mà dấu hiệu dễ nhận biết là tình trạng trẻ bị đau họng và ho. Các triệu chứng này có thể xuất hiện sớm cùng hắt hơi sổ mũi.

Sốt

Khác với người lớn, trẻ bị cảm lạnh thường sốt cao. Một số trường hợp trẻ sốt do cảm không đáp ứng với các thuốc hạ sốt thông thường.

Nôn và ói mửa

Nếu trẻ bị cảm lạnh nôn, mẹ không nên quá lo lắng. Đây là triệu chứng khá phổ biến khi trẻ bị cảm.

Mệt mỏi

Giống như các bệnh do virus khác, trẻ bị cảm lạnh thường xuất hiện các triệu chứng đau mỏi cơ, không muốn vận động. Dấu hiệu mệt mỏi khi trẻ bị cảm lạnh còn biểu hiện qua việc trẻ bỏ ăn, không chịu chơi.

Trẻ bị cảm lạnh thường bị hắt hơi, sổ mũi, đau họng, ho

Trẻ bị cảm lạnh phải làm sao?

Việc chăm sóc trẻ bị cảm lạnh rất quan trọng, góp phần làm giảm triệu chứng cũng như rút ngắn thời gian bị bệnh.

Khi bé bị cảm lạnh phải làm sao? Có lẽ nhiều cha mẹ lần đầu có con sẽ tỏ ra khá lúng túng. Cha mẹ hãy áp dụng ngay những lưu ý sau để chăm sóc trẻ bị cảm lạnh.

Giữ ấm cho trẻ

Mặc quần áo đủ ấm, đặc biệt giữ ấm ở chân, ngực và cổ cho trẻ. Khi trẻ bị cảm, không nên dùng điều hóa mát, cũng hạn chế để hướng gió phả thẳng vào người trẻ.

Duy trì độ ẩm

Tránh không khí khô làm tổn thương niêm mạc mũi họng khi trẻ đang bị cảm. Sử dụng các loại máy phun sương, máy tạo ẩm để duy trì đổ ẩm tốt cho phòng ngủ.

Cho trẻ nghỉ ngơi

Đảm bảo trẻ được nghỉ ngơi đầy đủ để cơ thể có thời gian phục hồi. Cha mẹ có thể cân nhắc cho trẻ nghỉ học ở nhà để trẻ được nghỉ ngơi trong môi trường an toàn, hạn chế mầm bệnh.

Uống đầy đủ nước

Nước có vai trò quan trọng giúp làm mát cơ thể và đảm bảo cho toàn bộ cơ thể hoạt động trơn tru. Chính vì vậy, cung cấp đủ nước giúp trẻ bị cảm lạnh mau chóng hồi phục. Cha mẹ có thể cho trẻ uống nước lọc, sữa và nước trái cây.

Dinh dưỡng cân bằng

Một điều quan trọng khi chăm sóc trẻ bị cảm lạnh đó là phải bổ sung đầy đủ dinh dưỡng. Trẻ có thể biếng ăn trong giai đoạn này. Do vậy, cha mẹ cần đa dạng các thực phẩm lành mạnh, cho trẻ ăn thành nhiều bữa để đảm bảo lượng dinh dưỡng phục vụ cho sự hồi phục của cơ thể. Các thực phẩm dạng mềm như cháo, súp sẽ là lựa chọn phù hợp khi trẻ bị cảm.

Ngoài chế độ chăm sóc đặc biệt ở trẻ, cha mẹ nên dự phòng một số loại thuốc để xử lý các triệu chứng cấp như: thuốc hạ sốt, dung dịch vệ sinh mũi, xịt họng… Cảm lạnh không phải bệnh quá nguy hiểm và có thể tự khỏi nếu chăm sóc tốt trong 5-10 ngày. Tuy nhiên, quá trình cảm lạnh sẽ khiến bé khó chịu, mệt mỏi và bỏ ăn. Do đó, cha mẹ có thể cân nhắc sử dụng các thuốc giải cảm cho con.

Hiện nay, có nhiều dạng siro cảm từ thảo dược an toàn cho trẻ (Ví dụ: Siro cảm Nhất Nhất). Dạng siro này là sự kết hợp hài hòa của các dược liệu có tác dụng giải cảm hiệu quả.

Siro giải cảm hỗ trợ thanh nhiệt giải cảm, hỗ trợ giảm các triệu chứng cảm cúm: đau đầu, hắt hơi, sổ mũi, thân nhiệt cao. Sản phẩm có bán tại hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc, bạn có thể lựa chọn khi chăm sóc trẻ bị cảm lạnh.

Sản xuất từ dược liệu, tại nhà máy đạt GMP Siro Cảm Nhất Nhất

Công dụng:
Hỗ trợ thanh nhiệt giải cảm. Hỗ trợ giảm các triệu chứng cảm cúm: đau đầu, hắt hơi, sổ mũi, thân nhiệt cao.
Đối tượng sử dụng: 
Người bị cảm cúm, nhức đầu, hắt hơi, sổ mũi.

 

DS Trần Bích
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại