Thứ tư, 08/05/2024 | 23:25
RSS

Nhận biết ngay 6 dấu hiệu cảm lạnh

Thứ hai, 20/11/2023, 11:32 (GMT+7)

Cảm lạnh là bệnh phổ biến quanh năm do nhiều loại virus gây ra. Nhận biết sớm các dấu hiệu cảm lạnh để có những biện pháp xử lý kịp thời, mau chóng khỏi bệnh.

Cảm lạnh không nguy hiểm nhưng gây khó chịu cho người bệnh

Đặc điểm bệnh cảm lạnh

Là một trong những bệnh thông thường phổ biến nhất, bạn có thể bị cảm vào bất cứ khoảng thời gian nào trong năm. Đặc biệt, tại các thời điểm giao mùa, khi thời tiết thay đổi đột ngột, nguy cơ nhiễm cảm có xu hướng tăng đột biến ở cả người lớn và trẻ nhỏ. 
 
Một người có thể nhiễm cảm nhiều lần trong năm, gây ra các triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng trực tiếp tới sinh hoạt và công việc. Đáng mừng là, bệnh cảm thường chỉ kéo dài vài ngày đến một tuần nếu được chăm sóc đúng cách. 

Nhận biết 6 dấu hiệu cảm lạnh

Để sớm xử lý bệnh cảm, bạn cần nhận biết sớm các triệu chứng và điều trị càng sớm càng tốt. Sau đây là các triệu chứng cảm lạnh phổ biến và dễ dàng nhận biết nhất.
 
1. Hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi
 
Hắt hơi, sổ mũi là những triệu chứng chính của cảm lạnh. Người bệnh có thể bị nghẹt mũi, chảy nước mũi trong.
 
Khi virus và các tác nhân khác như bụi mịn, lông động vật tiếp xúc với niêm mạc mũi, niêm mạc mũi sẽ tăng tiết dịch nhầy nhằm bắt giữ và loại bỏ các tác nhân gây bệnh. Dịch mũi trong và nhiều chảy ra được gọi là sổ mũi. Động tác hắt hơi là phản ứng tự nhiên của cơ thể nhằm loại bỏ các tác nhân gây hại đã được bao bọc bởi dịch niêm mạc ra ngoài. 
 
Khi lượng dịch tiết ra quá nhiều cùng tình trạng sưng của niêm mạc mũi sẽ vô tình gây cản trở đường hô hấp qua mũi, gây ra tình trạng nghẹt mũi. 
 
Hắt hơi sổ mũi là triệu chứng đặc trưng nhất của cảm lạnh
 
2. Đau họng
 
Đau họng thường xuất hiện sau sổ mũi. Tình trạng đau họng xảy ra khi xuất hiện viêm nhiễm tại vùng họng. Lúc này virus đã nhân lên và gây ra viêm nhiễm. Đau họng thường là triệu chứng thứ phát sau khi niêm mạc họng sưng, khô tạo ma sát lớn trong quá trình nói hoặc ăn… tạo ra cảm giác đau, nhất là khi nuốt.
 
Đặc biệt chú ý khi bắt đầu có triệu chứng đau họng. Nếu không vệ sinh và xử lý kịp thời, bệnh nhân có thể bị nhiễm trùng thứ phát (bội nhiễm) gây ra bởi các vi khuẩn thường trú trong khu vực niêm mạc hầu họng. 
 
3. Ho
 
Ho là phản ứng tự nhiên của cơ thể nhằm loại bỏ những “dị vật” gây vướng tại hầu họng. Hiện tượng vướng chủ yếu do niêm mạc họng sưng, viêm dẫn tới cản trở đường thở. 
 
Trong chứng cảm lạnh, ho cũng là triệu chứng phổ biến thường đi kèm với đau rát họng. Ho thường là ho khan. Tuy nhiên sau một vài ngày nếu có tình trạng bội nhiễm, ho khan có thể biến chuyển thành ho có đờm, rất khó chịu cho người bệnh. 
 
4. Đau, nhức mỏi cơ thể
 
Cảm lạnh có thể biểu hiện qua tình trạng đau, nhức mỏi cơ thể. Khi cơ thể nhiễm virus gây cảm lạnh, hệ thống miễn dịch sẽ phản ứng lại bằng cách tăng cường hoạt động chống lại virus, từ đó gây tình trạng mệt mỏi. 
 
Đau, nhức mỏi cơ thể có thể bao gồm các triệu chứng nhỏ như người uể oải, mệt mỏi, chỉ muốn nằm nghỉ tại chỗ, các cơn đau nhức khó chịu (đặc biệt vùng cổ, vai, lưng, chi dưới), cơ bắp có thể gặp tình trạng căng, sưng… tùy từng thể trạng bệnh. 
 
5. Đau đầu
 
Đau đầu cũng là một triệu chứng phổ biến khi bị cảm. Tình trạng đau đầu xảy ra do các cytokine sản sinh trong phản ứng viêm (khi virus xâm nhập và tấn công). Các cytokine này ngoài tác dụng chống nhiễm trùng, chúng cũng vô tình gây sưng quá mức là tắc nghẽn đường dẫn lưu của xoang. Từ đó, người nhiễm cúm có thể cảm thấy đau đầu nhiều. 
 
Người bị cảm lạnh thường mệt mỏi, sốt nhẹ
 
6. Sốt
 
Trong cảm lạnh, tình trạng sốt có thể xảy ra và thường là sốt nhẹ. Tuy nhiên, ở nhóm bệnh nhân là trẻ em, sốt có thể cao 39-40 độ, không đáp ứng với thuốc hạ sốt. Tình trạng này do cảm lạnh ở trẻ nhỏ có thể do một số chủng virus khác như Influenzae gây ra. 
 
Những triệu chứng này có thể xuất hiện một cách độc lập hoặc kết hợp với nhau, và chúng thường kéo dài trong một thời gian ngắn, thường trong vòng 7-10 ngày. 

Chăm sóc người bệnh bị cảm lạnh 

Khi có biểu hiện cảm lạnh, hãy chú ý chăm sóc và xử lý sớm các triệu chứng bệnh. Các biện pháp chăm sóc y tế không dùng thuốc như: Ăn uống đầy đủ, giữ ấm cơ thể, nghỉ ngơi tại chỗ và vận động vừa sức… là cần thiết giúp bạn thoải mái hơn và giảm dần các triệu chứng. 
 
Tuy nhiên, nếu các triệu chứng khiến bạn khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống, hãy áp dụng ngay các giải pháp chăm sóc y tế gồm phương pháp đông y và tây y.

Điều trị cảm lạnh bằng Tây y

Tây y tập trung giải quyết các triệu chứng của cảm lạnh như:
 
• Hoạt chất co mạch: Phenylephrin là hoạt chất phổ biến được sử dụng giúp co mạch tại chỗ, giảm sung huyết do cảm lạnh.
• Hoạt chất kháng Histamin: Loratadin và clorampheniramin maleat có tác dụng giảm triệu chứng sổ mũi, nghẹt mũi do cảm.
• Hoạt chất chống viêm, hạ sốt: Paracetamol và Ibuprofen được sử dụng là các hoạt chất giúp giảm triệu chứng sốt, đau đầu, đau nhức mỏi cơ thể hoặc một số triệu chứng thứ phát như đau rát họng.
 
Tuy nhiên, cần lưu ý, Tây y chỉ giúp giảm nhẹ triệu chứng chứ không xử lý được nguyên nhân mà theo Tây y là do virus tấn công. 
 
Tây y chỉ giúp giảm nhẹ triệu chứng, không giải quyết nguyên nhân cảm

Điều trị cảm lạnh bằng Đông y

Phương pháp điều trị cảm lạnh bằng Đông y không chỉ giúp giảm nhẹ triệu chứng mà còn tác động vào nguyên nhân (phát tán phong hàn) và tăng cường sức khỏe tổng thể. 
 
Các vị dược liệu của bài thuốc phát tán phong hàn gồm cam thảo, hương phụ, phòng phong, sinh khương, tía tô, trần bì, kinh giới, mạn kinh tử, tần giao, xuyên khung… Bài thuốc có hiệu quả trong các trường hợp cảm mạo tứ thời với các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, đau đầu, ho, nhức mỏi cơ thể và sốt nhẹ.
 
Sử dụng các bài thuốc dược liệu cũng giúp tăng cường sức khỏe chung của cơ thể, giúp giảm thời gian cảm, mau chóng phục hồi sau bệnh. 
 
Bên cạnh các bài thuốc Đông y, các trường hợp cảm lạnh nhẹ có thể sử dụng các món ăn dân gian như cháo tía tô, uống nước gừng, hấp quất mật ong đường phèn… cũng hỗ trợ hiệu quả giảm triệu chứng bệnh. 
 

Sản xuất từ dược liệu, tại nhà máy đạt GMP-WHO GIẢI CẢM NHẤT NHẤT
Tác dụng - Chỉ định:
Tác dụng: phát tán phong hàn.
Chỉ định: Dùng để điều trị các trường hợp cảm mạo tứ thời với các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, đau đầu, ho, đau nhức mỏi cơ thể, sốt nhẹ.
Liều dùng, cách dùng:
- Người lớn: Ngày uống 02 lần, mỗi lần 02 viên.
- Trẻ em từ 30 tháng tuổi trở lên: Ngày uống 02 lần, mỗi lần 01 viên. 

 

DS Trần Bích
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại