Thứ tư, 08/05/2024 | 21:09
RSS

Tổng quan về bệnh cảm lạnh và cách chăm sóc hiệu quả

Thứ tư, 01/11/2023, 14:30 (GMT+7)

Cảm lạnh là chứng viêm mũi họng cấp tính phổ biến nhất trên thế giới. Tuy triệu chứng cảm lạnh không nghiêm trọng, nhưng nếu không chăm sóc và xử lý kịp thời sẽ gây phiền toái cho người mắc phải.

Cảm lạnh là chứng bệnh thông thường, rất phổ biến
 
Bạn có thể bị cảm lạnh vào bất cứ mùa nào trong năm. Mùa thu và mùa đông với thời tiết lạnh, khô hanh là mùa cảm lạnh phổ biến hơn cả. Các đợt thay đổi thời tiết, số ca nhiễm cảm lạnh cũng tăng lên đột biến. 
 
Thông thường bệnh này sẽ kéo dài vài ngày đến một tuần nếu được chăm sóc đúng cách.

Nguyên nhân gây cảm lạnh

Virus là nguyên nhân hàng đầu gây cảm lạnh. Hiện nay có nhiều chủng virus gây cảm lạnh, phổ biến nhất là Rhinovirus. Virus dễ dàng lây lan khi tiếp xúc qua giọt bắn từ mũi hoặc miệng của người nhiễm bệnh. Ngoài ra, virus cũng có thể tồn tại trên các bề mặt do dịch mũi họng của người bệnh lưu lại khi tiếp xúc. Chính vì vậy, dù không tiếp xúc trực tiếp với người bị cảm, bạn vẫn có thể bị nhiễm bệnh. 
 
Các yếu tố thuận lợi cho sự lây lan của virus bao gồm:
 
- Hệ miễn dịch suy yếu là điều kiện thuận lợi cho virus xâm nhập và nhân lên. 
- Tiếp xúc với người mắc cảm lạnh có thể khiến bạn vô tình tiếp xúc với virus qua nước bọt và dịch mũi họng của người bệnh.
- Thời tiết thay đổi đột ngột hoặc khi quá lạnh và khô cũng khiến cơ thể chưa kịp thích ứng và trở nên nhạy cảm với các tác nhân, trong đó có virus gây bệnh cảm. 
 
Rhinovirus là nguyên nhân chủ yếu gây cảm lạnh

Nhận biết triệu chứng của cảm lạnh

Triệu chứng của cảm lạnh ở mỗi người có thể không giống nhau, nhưng phổ biến nhất thường gồm:
 
- Nghẹt mũi: Tăng tiết dịch mũi là cách hàng rào miễn dịch phản ứng lại để bảo vệ cơ thể. Niêm mạc mũi sưng to và tăng tiết dịch gây ra tình trạng nghẹt mũi. Đây là triệu chứng thường gặp và gây khó chịu nhất của cảm lạnh. 
- Hắt hơi: Niêm mạc mũi bị kích thích gây hắt hơi liên tục. Đây cũng là phản ứng tự nhiên của cơ thể nhằm loại bỏ các dị vật và virus xâm nhập qua đường mũi. 
- Sưng và đau họng: Viêm nhiễm và kích ứng niêm mạc trong họng gây tình trạng sựng và đau rát họng. 
- Sốt nhẹ: Một số người có thể bị sốt nhẹ.
- Mệt mỏi: Cơ thể trở nên yếu và dễ mệt mỏi, đau nhức cơ toàn thân. Người bệnh có xu hướng muốn nghỉ ngơi nhiều do ngạt mũi khó thở và cơ đau mỏi. 
 
Các triệu chứng phổ biến của cảm

Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân bị cảm lạnh

Cảm lạnh có thể tự khỏi sau 1- 2 tuần mà không cần sử dụng thuốc. Tuy nhiên, nếu chăm sóc tốt và sử dụng một số thuốc thảo dược để can thiệp sớm có thể giúp giảm nhanh triệu chứng bệnh và rút ngắn thời gian phục hồi cho người bệnh. 
 
1. Nghỉ ngơi
 
Nghỉ ngơi giúp người bệnh dễ chịu và giúp hồi phục nhanh hơn. Nên kê cao gối và nằm nghiêng để dễ thở hơn khi bị ngạt mũi do cảm gây ra. 
 
2. Uống nhiều nước
 
Uống nhiều nước sẽ giúp làm loãng dịch nhầy, giảm cảm giác háo nước, giảm khô mũi họng. 
 
3. Chế độ dinh dưỡng đầy đủ
 
Dù mệt mỏi, hãy ăn uống đủ chất. Chế độ dinh dưỡng lành mạnh giúp tăng cường miễn dịch, từ đó hỗ trợ giảm triệu chứng và rút ngắn thời gian bệnh. 
 
4. Vận động nhẹ nhàng
 
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng đẩy đủ, việc tập luyện nhẹ nhàng cũng giúp cơ thể làm việc hiệu quả hơn.
 
5. Sử dụng thảo dược giải cảm
 
Các thảo dược tự nhiên có tác dụng làm ấm, phát tán phong hàn giúp đẩy lùi bệnh cảm tốt hơn. 
 
Một số loại thảo dược giải cảm thường được dùng là: 
 
Tía tô, hành lá 
 
Hành và tía tô là 2 thảo dược tự nhiên giúp giải biểu, phát tán phong hàn giúp hỗ trợ đẩy lùi bệnh cảm. Ngoài ra, tía tô còn có tính kháng viêm giúp giảm triệu chứng sưng đau rát tại mũi họng, giúp bệnh nhân dễ chịu hơn.  
 
Có thể nấu cháo hành tía tô, thêm chút thịt nạc băm để giải cảm. Nên ăn cháo khi còn nóng để ra mồ hôi, phát huy tác dụng tốt.
 
Gừng
 
Gừng có chứa gingerol và shogaol có tác dụng trị cảm, thông mũi hiệu quả. Gừng cũng có tính kháng khuẩn, kháng viêm giúp giảm viêm họng nhanh chóng. 
 
Có thể cho thêm gừng vào cháo, hoặc pha trà gừng nóng. Có thể cho thêm chút mật ong vào trà gừng để tăng thêm tác dụng. 
 
Các loại lá xông 
 
Xông hơi bằng một số loại thảo dược là biện pháp giải cảm được nhiều người áp dụng. Một số loại dược liệu được sử dụng trong bài thuốc xông gồm tía tô, sả chanh, kinh giới, ngải cứu, bưởi, cúc đại bi… Nồi nước xông giúp ra mồ hôi, sát trùng đường hô hấp. Lưu ý, sau khi xông cần lau khô người để tránh nhiễm lạnh trở lại.
 
Xông lá giải cảm là biện pháp được nhiều người áp dụng
 
Bài thuốc giải cảm cổ phương
 
Đông y có bài thuốc giải cảm hiệu quả, với thành phần gồm các dược liệu có tác dụng phát tán phong hàn như Cam thảo, Hương phụ, Phòng phong, Sinh khương, Tía tô, Trần bì, Kinh giới, Mạn kinh tử, Tần giao, Xuyên khung…
 
Bài thuốc là sự kết hợp hoàn hảo của các dược liệu giúp giảm các triệu chứng của cảm như hắt hơi, sổ mũi, đau đầu, đau mỏi cơ, sốt nhẹ, người mệt mỏi… Không những giảm triệu chứng, bài thuốc còn giúp người bệnh nhanh hồi phục. 
 
Hiện nay, bài thuốc giải cảm này đã được chuyển giao sản xuất tại nhà máy dược phẩm chuẩn GMP-WHO thành dạng viên nén tiện dụng. 
 
Thuốc Giải Cảm Đông y dạng viên nén hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
 

Sản xuất từ dược liệu, tại nhà máy đạt GMP-WHO

GIẢI CẢM NHẤT NHẤT

Tác dụng - Chỉ định:
Tác dụng: phát tán phong hàn.
Chỉ định: Dùng để điều trị các trường hợp cảm mạo tứ thời với các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, đau đầu, ho, đau nhức mỏi cơ thể, sốt nhẹ.

 

DS Trần Bích
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại